Một doanh nghiệp có hai người đại diện theo pháp luật?

Minh Ngọc| 01/11/2020 02:40

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể cử ra một hoặc hai người đại diện theo pháp luật

Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, đối chiếu với quy định nêu trên, một doanh nghiệp có thể có hai người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

luat-1-5790-1603783181.jpg

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung: “Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.Bởi lẽ, thực tế nhiều trường hợp công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật nhưng lại không phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, thực tế đã cho thấy người đại diện theo pháp luật đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối đại diện cho công ty với tư cách bị đơn; dẫn đến gây khó khăn cho tòa án, các bên có liên quan trong giải quyết tranh chấp với doanh nghiệp, gây khó khăn, thiệt hại cho bên thứ ba. Do đó, luật mới đã bổ sung thêm về quy định về xác định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp nói trên là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có các trách nhiệm: thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định. 

Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm các trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kể trên.

Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại doanh nghiệp là tổ chức phải có các tiêu chuẩn, điều kiện gì?

Link bài viết

Theo Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức quy định, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức được quyền ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định như sau: tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa ba người đại diện theo ủy quyền; tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa ba người đại diện theo ủy quyền.

Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền. Ngoài ra, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.

Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện như: không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác; các tiêu chuẩn và điều kiện khác do điều lệ công ty quy định. 

Nội dung được trích từ cuốn sách 145 câu hỏi đáp của Luật Doanh nghiệp 2020, của nhóm tác giả: TS. Trần Viết Long; TS. Nguyễn Vinh Huy; Luật sư Nguyễn Văn Tứ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Một doanh nghiệp có hai người đại diện theo pháp luật?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO