Theo thống kê cho thấy, 70% công ty trên thế giới là doanh nghiệp gia đình và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thêm một thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 100% doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước trong năm vừa qua.
Thực tế, các tập đoàn lớn trên thế giới tồn tại và phát triển qua hàng chục thế hệ chủ yếu là doanh nghiệp gia đình, nhưng không dễ dàng để làm được điều đó. Khi người kế thừa không thể đáp ứng được những kỳ vọng của thế hệ trước, khi có sự tham gia của cổ đông mới, khi sáp nhập, khi quy mô doanh nghiệp lớn lên, thiếu tự tin khi nhận chuyển giao... đó là những thách thức sống còn của doanh nghiệp.
Làm thế nào để doanh nghiệp gia đình có thể chuyển giao qua nhiều thế hệ?
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình FBNC vào tháng 7/2017 nhân chuyến chia sẻ về chuỗi chủ đề “Doanh nghiệp gia đình và chiến lược tăng lợi nhuận theo cấp số nhân” theo lời mời của ActionCOACH CBD Firm, ông Emilio González cho biết, tất cả doanh nghiệp gia đình mà ông có dịp làm việc gặp 4 khó khăn chủ yếu sau đây:
1. Không có sự minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, điều này vô cùng quan trọng để các thành viên trong gia đình cảm thấy hài lòng khi biết về các hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Sự thiếu thấu hiểu do giao tiếp kém giữa các thành viên trong doanh nghiệp gia đình.
3. Không có quy định rõ ràng trong công việc và quy cách ứng xử giữa các thành viên dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.
4. Không có chiến lược phát triển dài hạn, họ nên có chiến lược dài hạn trong 5-10 năm, quan trọng là các thành viên phải đồng lòng về mục tiêu phát triển đó.
Một thực tế nữa cho thấy, có rất nhiều “cậu ấm - cô chiêu” không muốn thừa kế, hay nói đúng hơn là không dám thừa kế sản nghiệp của gia đình vì áp lực quá lớn.
Ông Emilio González cũng nhận định, nhiều quốc gia trên thế giới gặp phải tình huống tương tự không riêng ở Việt Nam. Thế hệ thừa kế không hình dung ra được mình sẽ trưởng thành như thế nào trong công ty, hay đôi khi sự chuyển giao đó là “cái áo quá lớn” đối với những người kế nhiệm.
Chuyển giao thành công nhờ quá trình chuẩn bị kỹ càng cho thế hệ kế nhiệm
Sau khi du học trở về Việt Nam, chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc (người đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Ngọc Biển) đảm nhận tại công ty của nhà mình là mua hàng, bán hàng, tuyển dụng, liên tiếp trong 10 năm trời trước khi ngồi vào vị trí Giám đốc Điều hành.
Và chính thử thách đó của mẹ (bà Trần Thị Liên - sáng lập Tập đoàn Ngọc Biển) đã giúp cho chị Ngọc biết cách khi nào mua hàng, mua như thế nào để lời ngay khi mua và đôi khi định giá bán giúp luôn cho cả nhà phân phối. Và cũng chính thời gian ấy, chị được cọ xát với nhân sự, cách xử lý hàng tồn kho, tính được Cash Gap để lưu chuyển dòng tiền không bị gián đoạn. Năm 2019, cùng với sự đồng hành của ActionCOACH CBD Firm, doanh thu của cả tập đoàn tăng 65%.
Chị Ngọc cho biết: “Mới đầu về Ngọc Biển, tôi không hiểu tầm nhìn - sứ mệnh là gì? Và tôi định vị trong đầu, má giao cho mình công ty này thì mình chỉ giữ vững ở vị trí đó trong ngành thép là đủ rồi. Vậy là đã giỏi rồi. Sau khi đi học một vài khóa phát triển bản thân, tôi nhận ra sứ mệnh của mình, đã được sinh ra trong gia đình này, thì mình phải làm cho công ty lớn lên. Lúc tôi phát hiện ra mình cần phải làm cho nó tốt hơn, phát triển cao hơn thì tôi gặp chị Anna Nguyễn Thị Bích Hằng (TGĐ ActionCOACH CBD Firm), chị định hướng cho tôi muốn phát triển và nâng Ngọc Biển lên tầm quốc tế, tôi cần xây dựng tập đoàn theo hệ thống 6 bước của ActionCOACH”.
Tương tự, anh Nguyễn Đức Duy và anh Nguyễn Ngọc Phát đã cùng với mẹ tham gia các công việc trong quá trình xây dựng Hôtel Colline, thế nhưng hai anh chia sẻ cũng thiếu tự tin khi nhận trách nhiệm chuyển giao. Nhưng làm thế nào để tự tin hơn, bản lĩnh để đảm nhận được trọng trách này, để không phụ lòng mong mỏi của mẹ, hai anh cũng tự tìm con đường cho mình: “Tôi gặp Coach Richard Hoàng Tình tại ActionCOACH, tìm được đường đi và mục tiêu để vận hành được khu phức hợp lớn như thế này”, anh Phát (người điều hành Dalat Center) chia sẻ.
Bên cạnh đó, câu chuyện chuyển giao của Tâm Thành Khang - Đại lý Bảo hiểm Prudential tại TP. Đà Lạt, Lâm Đồng cũng truyền cảm hứng không kém. Được thành lập từ năm 2010, tính đến nay Tâm Thành Khang đã có thời gian 9 năm vận hành và phát triển. Bà Huỳnh Thanh Tâm chuyển giao từng bước cho các con của mình bằng tình yêu đối với ngành bảo hiểm, bằng tầm nhìn “mang sự an yên, thịnh vượng đến từng gia đình Việt Nam”, bằng giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp mà bà đã xây dựng trong suốt những năm điều hành Tâm Thành Khang cùng với sự đồng hành hơn 4 năm của nhà huấn luyện Leo Võ Thái Lâm.
Là nhà huấn luyện đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp gia đình, anh Leo Võ Thái Lâm cho biết: “Cái mà tôi cảm nhận được ở các bạn Ngọc - Long (một thành viên trong gia đình thành công khi tự mình khởi nghiệp) - Duy - Phát rất là giống nhau, giống như một khuôn mẫu và giá trị cốt lõi trong gia đình. Cách các bạn cư xử với người khác rất nhẹ nhàng và từ tốn, lắng nghe với sự chân thành và cầu thị, đó là giá trị không dễ gì người trẻ có được. Đó chỉ có thể là giá trị được hun đúc từ cha mẹ và gia đình. Chúng ta làm gì cũng được nhưng hãy nghĩ đến thế hệ tương lai và xây dựng cho những đứa con của mình những giá trị cốt lõi ngay từ bây giờ”.
“Theo tôi, doanh nghiệp gia đình phải là gia đình của các doanh nhân. Doanh nghiệp gia đình phải là nơi những thành viên trong doanh nghiệp làm việc thân tình, chia sẻ và yêu thương nhau thực sự như những người trong thân yêu trong gia đình. Tất cả tạo nên điều kỳ diệu, đó là văn hóa gia đình chiến thắng. Và cuộc chuyển giao thành công của Tập đoàn Ngọc Biển và Tâm Thành Khang chính là thành tựu mà ActionCOACH CBD Firm kiên trì thực hiện suốt hai năm kể từ ngày Emilio González về Việt Nam.