![]() |
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6/2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 162,57 tỷ USD; tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến hết tháng 6/2016 đạt hơn 104,44 tỷ USD, tăng 3,6% tương ứng tăng hơn 3,64 tỷ USD so với 6 tháng năm 2015 và chiếm 64,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Theo thống kê, tính đến hết tháng 6/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 82,13 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
![]() |
Tổng cục Thống kê đánh giá cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 45,5% (tăng 0,2 điểm phần trăm); nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 5,1% và chiếm 40,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nông, lâm sản tăng 7,8% và chiếm 10,1% (tăng 0,2 điểm phần trăm); hàng thủy sản tăng 4,4% và chiếm 3,7% (giảm 0,1 điểm phần trăm).
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản.
![]() |
Kim ngạch nhập khẩu của của cả nước đạt hơn 80,43 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% (tương ứng giảm 684 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm 58,6%; khu vực kinh tế trong nước chiếm 41,4%.
Tổng cục Thống kê ước tính trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay, nhóm hàng máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng giảm 0,6% và chiếm 41%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu giảm 0,6% và chiếm 50,3%; nhóm hàng tiêu dùng tăng 0,7% chiếm 8,7%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Mỹ.
>Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-ASEAN đạt 9,4 tỷ USD
>4 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 104 tỷ USD
>“Hóa giải” 3 mối lo của xuất nhập khẩu khi VND mất giá