Toàn cầu hoá có thể chống lại đại dịch?

Chu Quang| 05/04/2020 09:45

Sự thặng dư, chứ không phải quay trở lại các nguồn lực trong nước, mới là chìa khoá bảo đảm cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Toàn cầu hoá có thể chống lại đại dịch?

Đại dịch virus corona đã làm sáng tỏ những rủi ro mà chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra cho người dân, nền kinh tế và an ninh của các quốc gia.

Các nhà máy và cửa hàng hoạt động chậm lại hoặc đóng cửa, đại dịch Covid-19 do virus corona đang thử thách chuỗi cung ứng quốc tế - đặc điểm chỉ rõ nhất tính chất của thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Các quy trình sản xuất đa nhà máy và thường là qua nhiều quốc gia được sử dụng bởi các công ty trên khắp thế giới đang tỏ ra yếu ớt và dễ đứt gãy hơn dự đoán.

Nếu virus và các mảnh vụn kinh tế đổ nát mà nó gây ra không được kiềm chế sớm, việt quất và quả bơ không chỉ là những thứ duy nhất biến mất khỏi kệ hàng trong các siêu thị ở vùng trung tây và đông bắc của Mỹ. Ôtô, quần áo, đồ điện tử và thuốc men cơ bản sẽ trở nên thiếu thốn khi các nhà máy ở xa mất kết nối với nhau.

Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy những lời kêu gọi đưa việc sản xuất các nguồn cung cấp y tế và công nghệ quan trọng trở lại Mỹ. Một động thái nhằm cắt đứt quan hệ thương mại quốc tế và đẩy nhanh quá trình loại bỏ toàn cầu hoá. Tuy nhiên, quay trở lại các nguồn lực trong nước (reshore) sẽ mang lại nhiều vấn đề hơn là khắc phục trong ngắn hạn và trung hạn, và về lâu dài sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ giảm sức cạnh tranh.

Thay vì từ bỏ chuỗi cung ứng toàn cầu, chính phủ và các công ty nên tập trung vào việc làm cho chúng trở nên dư thừa hơn (redundancy). Nhiều nhà cung cấp và nhiều hàng tồn kho hơn có thể làm cho quy trình sản xuất toàn cầu trở nên kém hiệu quả hơn một chút, nhưng những khoản dự phòng này sẽ làm tăng độ tin cậy và khả năng phục hồi, mang lại lợi ích cho các quốc gia, công ty và người tiêu dùng.

Tinh gọn nhưng mong manh

Trong 4 thập niên qua, bản chất của thương mại đã thay đổi hoàn toàn. Trong nhiều thế kỷ, các quốc gia chủ yếu gửi hàng thành phẩm ra nước ngoài như ôliu từ Italia; rượu vang từ Tây Ban Nha; lông thú từ Canada; và sau này, xe hơi từ Đức; và máy may, máy in, và máy tính tiền từ Mỹ. Bây giờ, các quốc gia chủ yếu gửi các bộ phận hoặc linh kiện ra nước ngoài để uốn, hàn, chèn hoặc khâu lại với nhau trong các nhà máy và phân xưởng nước ngoài.

Việc phân chia sản xuất thành các bước riêng biệt trở nên khả thi nhờ những tiến bộ trong giao thông vận tải, công nghệ và truyền thông, cũng như việc mở cửa thị trường thế giới. Chi phí vận chuyển giảm mạnh khi các container tiêu chuẩn tăng nhanh chóng. 

Cáp quang, điện thoại di động, internet, điện toán đám mây, dịch vụ gọi băng thông rộng và hội nghị truyền hình gần như miễn phí cho phép mọi người cộng tác chia sẻ các tập tin, tài liệu và ý tưởng, ngay cả khi họ ở xa về mặt địa lý. Sự đồng thuận thương mại tự do rộng lớn xuất hiện sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang sản xuất toàn cầu, cho phép quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ.

Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy những lời kêu gọi đưa việc sản xuất các nguồn cung cấp y tế và công nghệ quan trọng trở lại Mỹ. Ảnh: Foreign Affairs.

Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy những lời kêu gọi đưa việc sản xuất các nguồn cung cấp y tế và công nghệ quan trọng trở lại Mỹ. Ảnh: Foreign Affairs.

Mặc dù có vai trò to lớn trong việc thiết lập trật tự quốc tế mở này, Mỹ không bao giờ hoàn toàn chấp nhận sự đồng thuận thương mại tự do. Họ duy trì hạn ngạch đối với mặt hàng đường và cá ngừ; thuế quan đối với thép, nhôm, giày và thuốc lá; và trợ cấp cho tất cả các loại nông sản. Mặc dù vậy, Mỹ đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào các liên kết thương mại toàn cầu. Khoảng một phần ba xuất khẩu của Mỹ là các bộ phận, chi tiết của một thứ sản phẩm khác, được sản xuất ở một nơi khác: bông, thép, chất bán dẫn, động cơ và máy móc lắp ráp và nhiều thứ khác nữa.

Người tiêu dùng Mỹ cũng phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ xa cho các sản phẩm họ mua hàng ngày, được hưởng giá thấp hơn vì trao đổi quốc tế đã làm cho các mặt hàng này sản xuất hiệu quả hơn. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, một hộ gia đình trung bình ở Mỹ tiết kiệm 10.000 USD một năm nhờ thương mại quốc tế.

Nhưng đại dịch virus corona đã làm sáng tỏ những rủi ro mà chuỗi cung ứng toàn cầu gây ra cho người dân, nền kinh tế và an ninh của các quốc gia. Khi một bộ phận cấu thành được sản xuất độc quyền tại một quốc gia hoặc một khu vực, hoặc trong một số trường hợp, thậm chí từ một nhà máy duy nhất, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đột nhiên không thể tìm thiết bị thấy đầu vào quan trọng mà họ cần.

Hơn nữa, đi kèm với nguồn cung ứng toàn cầu là một sự nhấn mạnh vào các kỹ thuật sản xuất tinh gọn, tìm cách giảm hàng tồn kho, giảm số công nhân, giảm những thứ để không không dùng đến và cả giảm thiểu sai lầm. Các trường kinh doanh, các hội đồng quản trị và các cổ đông đều áp dụng các phương pháp như vậy.

Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, các tập quán này khiến các công ty khan hiếm hàng tồn kho và cả những sản phẩm thay thế khả thi ít ỏi khi chuỗi cung ứng bị cắt đứt. Với nhiều tập đoàn, hàng tồn kho đã giảm từ đủ cho vài tuần, rồi đến vài ngày, và trong một số trường hợp, chỉ đủ vài giờ trước khi các phần mềm, cảm biến và trí tuệ nhân tạo cho phép các bộ phận được giao đến ngay lập tức trước khi đưa vào xe hơi, máy MRI, máy tính hoặc xe nâng tăng tốc dọc theo dây chuyền lắp ráp. Nói cách khác, không có đủ thời gian cho sai lầm.

Sự gián đoạn trong sản xuất vật tư y tế đã quá rõ ràng. Khi các bệnh viện và nhân viên y tế của Mỹ đối mặt với làn sóng bệnh tật, mặt nạ và thiết bị bảo vệ cực kỳ khan hiếm, do phần lớn hầu hết được sản xuất tại Trung Quốc. Nhiều người lo lắng rằng khan hiếm dược phẩm sẽ là tiếp theo.

Chắc chắn, các nhà máy trên toàn thế giới vẫn sản xuất thuốc, thuốc mỡ và siro. Nhưng nhiều hoạt chất trong thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, insulin, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác cũng đến từ Trung Quốc. Nếu lô hàng của các mặt hàng này bị trì hoãn vì virus corona, sức khỏe của hàng chục triệu người có thể bị ảnh hưởng.

Sự gián đoạn trong sản xuất vật tư y tế đã quá rõ ràng.

Sự gián đoạn trong sản xuất vật tư y tế vì dịch bệnh đã quá rõ ràng

Về mặt thực tế, mọi ngành công nghiệp và hệ thống cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Mỹ đều có thể bị ảnh hưởng. Chất lithium cần thiết cho điện thoại di động và pin máy tính, khoáng chất đất hiếm không thể thiếu trong các tấm pin mặt trời và tua-bin gió, và chất bán dẫn và màn hình LCD trong thiết bị điện tử đều được sản xuất tại một hoặc chỉ một vài nơi.

Nếu nguồn cung quá thiếu thốn so với nhu cầu quá lâu, giao tiếp và truyền đạt thông tin có thể suy giảm hoặc chấm dứt, mất điện và tiến bộ công nghệ của Mỹ có thể bị đình trệ. Nhiều sản phẩm tầm thường cũng có thể biến mất: các bộ phận cho ôtô, máy giặt, tủ lạnh, máy trộn xi măng, và nhiều thứ phụ thuộc vào các nhà máy ở rất xa biên giới nước Mỹ.

Điều này không hoàn là một bất ngờ. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng (một trong những loại công việc phát triển nhanh nhất, lương cao ở Mỹ) từ lâu đã xem xét các rủi ro gián đoạn. Họ đã tạo ra các mô hình để tính toán khoảng đệm đối với hàng tồn kho và xem xét các nhà cung ứng trùng lặp. Nhưng các biện pháp bảo vệ kéo lê tới tận những điểm kinh doanh mấu chốt không được sự ủng hộ của các hội đồng quản trị và cổ đông.

'Redundancy', không phải 'reshore'

Sản xuất nhiều bước, đa quốc gia đã vốn đã lâm vào tình trạng căng thẳng ngay cả trước đại dịch virus corona. Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng nói chung, đã làm tăng chi phí sản xuất và làm gián đoạn dòng chảy thương mại.

Và triển vọng hứa hẹn về tự động hóa, in 3D và kỹ thuật sản xuất thông minh đã khiến nhiều công ty phải suy nghĩ lại hoặc là chuyển sang thay thế các nhà máy ở xa. Bây giờ, khi các chuỗi cung ứng quốc tế chậm lại và trong một số trường hợp, bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona, mô hình kinh doanh toàn cầu hóa lại càng bị ném sâu hơn vào mối nghi ngờ.

Một số người trong chính quyền Trump đã đề xuất các kế hoạch buộc các thiết bị y tế và thuốc men được giảm thuế thông qua các điều khoản “nước Mỹ mua đồ của nước Mỹ”. Trump cũng đã nói về sự cần thiết phải định hình lại các công nghệ và sản phẩm tiên tiến khác, chẳng hạn như robot, bộ vi xử lý và xe điện.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, những cách tiếp cận này thậm chí còn gây ra nhiều rủi ro hơn cho sản xuất, bởi vì việc tái tạo lại chuỗi cung ứng đáng tin cậy rất khó khăn. Apple học được bài học đắt giá này khi họ cố gắng sản xuất MacBook Pro ở Texas vào năm 2013. Toàn bộ liên doanh đã thất bại vì không thể tìm nổi một loại ốc vít sản xuất trong nước mà họ cần.

Một phân xưởng của Apple tại Austin, Texas

Một phân xưởng của Apple tại Austin, Texas

Về lâu dài, việc tháo dỡ chuỗi cung ứng quốc tế sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ giảm sức cạnh tranh và làm giảm lợi thế công nghệ toàn cầu của họ. Người mua và nhà cung cấp vẫn nhìn thấy thuận lợi, ưu điếm của nước ngoài khi so sánh với trong nước. Mang tất cả mọi hoạt động sản xuất về nội địa có nguy cơ làm tăng chi phí và giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm của Mỹ đối với 95% người tiêu dùng trên thế giới, những người sống bên ngoài biên giới Mỹ. Cô lập cũng hạn chế sự đổi mới: Mỹ đã duy trì chính xác lợi thế công nghệ của mình chính nhờ sự cởi mở với các ý tưởng và con người, cũng như nguồn cung ứng phụ tùng cho sản xuất toàn cầu.  

Đặc biệt là khi kẻ thù là một bệnh dịch, sự cô lập kinh tế càng không phải là câu trả lời. Vi trùng đã đi qua biên giới trong nhiều thế kỷ, từ rất lâu trước khi có các container vận chuyển, máy bay chở hàng, Zoom hoặc Slack. Ngày nay, các quốc gia bị đóng cửa hoàn toàn, biệt lập với thế giới như Triều Tiên, dường như ít bị tổn thương hơn với bệnh tật.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách và các CEO cần phải suy nghĩ lại về cách họ quản lý rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. Để đạt được điều đó, cả lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp tại Mỹ cần tập trung vào sự thặng dư. Các ngành công nghiệp nên chế tạo hoặc tìm kiếm nguồn thành phần ở nhiều nơi và từ nhiều nhà cung cấp. Họ nên sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các lựa chọn dự phòng và giữ trong tay nhiều hàng tồn kho hơn so với những gì họ đã làm. Chính phủ Mỹ nên xem xét việc xây dựng các kho dự trữ chiến lược không chỉ cho dầu mỏ và thiết bị y tế mà còn các tài nguyên quan trọng khác, chẳng hạn như các khoáng sản cần thiết cho các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Các nhà máy Trung Quốc đang dần trở lại hoạt động bình thường sau hai tháng gián đoạn. Foxconn, nhà sản xuất biểu tượng của tất cả mọi thứ Apple, sẽ lại sớm đưa ra thị trường iPhone và máy tính xách tay mới. Các nhà sản xuất đồ dùng nhà bếp, đồ chơi, màn hình TV và hàng chục sản phẩm khác cũng đang mở cửa trở lại đón những người lao động nhập cư muộn màng trở về từ dịp tết Âm lịch. Nhưng thực tế là lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã bị virus corona đưa vào tình trạng bế tắc ảo.

Dịch bệnh nhấn mạnh đến lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã luôn tồn tại bấy lâu nay. Những lổ hổng này sẽ bị phơi bày thêm một lần nữa khi virus corona tàn phá các trung tâm sản xuất khác trong những tuần tới. Các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách phải làm việc để tăng cường chuỗi cung ứng, không phải là để đóng cửa chúng.

(Theo Người Đồng Hành)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Toàn cầu hoá có thể chống lại đại dịch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO