Tránh tăng giá ồ ạt, đồng loạt, và liên tục

HẢI VÂN thực hiện| 27/08/2013 04:11

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 8/2013 tăng 0,83% so với tháng trước. Với mức tăng này, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng "Tương đối cao và bất ngờ".

Tránh tăng giá ồ ạt, đồng loạt, và liên tục

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 8/2013 tăng 0,83% so với tháng trước. Với mức tăng này, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng "Tương đối cao và bất ngờ".

Đọc E-paper


* Tổng cục Thống kê khẳng định CPI tháng 8 tăng gần 1% so với tháng 7, ông nhận định thế nào về mức tăng này?

- Mức tăng này là tương đối cao và bất ngờ. CPI tháng 8/2013 tăng cao hơn hẳn mức tăng 0,63% của tháng 8/2012 và cũng cao nhất kể từ tháng 2/2013 đến nay, đồng thời cao hơn hẳn mức tôi dự đoán là CPI chỉ khoảng 0,5% ngay sau khi được biết CPI của TP.HCM chỉ tăng 0,31%.

* Tại sao chỉ số giữa các địa phương lại có khác biệt lớn như vậy, ví dụ Hà Nội và TP.HCM?

- Tháng 8/2013, CPI của Hà Nội tăng tới 3,16%, nghĩa là gấp 10 lần so với CPI của TP.HCM, được giải thích là do Hà Nội điều chỉnh giá nhóm dịch vụ y tế trong khi TP.HCM chưa điều chỉnh. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế ở Hà Nội tăng tới 63,94% trong khi ở TP.HCM lại hầu như không thay đổi.

Cũng trong thời gian đó, cùng chịu tác động của xăng dầu và điện tăng nên chỉ số giá nhóm giao thông ở Hà Nội và TP.HCM lần lượt tăng 1,13% và 1,24%, còn nhóm nhà ở, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng lần lượt là 0,95% và 0,58%.

* Đành rằng điều hành giá có tính đến tính chất vùng miền, nhưng theo ông, tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Tổng cục Thống kê:
Tháng 8/2013, nhiều mặt hàng quan trọng đã tăng giá. Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng 0,54%, trong đó, nhóm lương thực tăng 0,7%, nhóm thực phẩm tăng 0,62%. Nhóm giao thông cũng tăng giá mạnh, đến 1,11%. Nhóm giáo dục tăng gần 1%. Đặc biệt, việc một số địa phương tăng giá dịch vụ y tế, nên chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tháng này đã tăng tới 4,11%, tác động mạnh tới chỉ số chung. Trong tháng 8, chỉ duy nhất nhóm bưu chính, dịch vụ viễn thông giảm giá, song mức giảm cũng không đáng kể, chỉ 0,02%.

- Nhiều tỉnh - thành đã tăng dịch vụ y tế từtháng 9/2012 khiến cho chỉ số giá nhóm này tăng tới trên 17% và kéo theo CPI tăng kỷ lục tới 2,2%. Hà Nội quyết định tăng chậm lại sau một năm và TP.HCM còn trì hoãn thời điểm tăng giá dịch vụ y tế lâu hơn nữa để giảm bớt tác động lên giá cả nói riêng và CPI cả nước nói chung.

Rõ ràng, điều chỉnh giá của dịch vụ công cộng mang tính chất địa phương song có tác động lớn tới CPI của cả nước, đặc biệt là việc điều chỉnh giá nhưng dịch vụ công quan trọng và ở những địa bàn có quy mô cung cấp dịch vụ lớn như Hà Nội hay TP.HCM.

* Một chính sách chung nhưng cách làm của các địa phương khác nhau, ảnh hưởng thế nào đến việc thống nhất về điều hành giá, thưa ông?

- Điều hành giá dịch vụ công như y tế hay giáo dục do HĐND và UBND cấp tỉnh - thành quyết định trong khung giá và theo chính sách chung của cả nước.

Muốn đạt hiệu quả cao trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần phải phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng trong quản lý và điều hành giá cả không chỉ giữa các nhóm hàng hóa; dịch vụ mà còn giữa các địa phương, tránh tăng giá ồ ạt, đồng loạt và liên tục.

* Ông đánh giá thế nào về mức tăng CPI của 8 tháng đầu năm?

- CPI từ đầu năm đến nay diễn biến tương tự như năm 2012 với CPI hằng tháng tăng thấp, thậm chí còn âm và sau 8 tháng chỉ tăng trên 3% là có sở thực tế để tin lạm phát đã được kiềm chế và kiểm soát tốt từ năm 2012 đến nay.

Từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường như CPI tháng 9/2012, thì xu thế CPI diễn biến tương tự như năm trước sẽ được duy trì, theo đó, CPI cả năm sẽ tặng trong khoảng 6 -7%.

* Cảm ơn ông.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tránh tăng giá ồ ạt, đồng loạt, và liên tục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO