TP.HCM chưa giãn cách theo Chỉ thị 16

Phan Nhung| 19/06/2021 09:43

Chiều 19/6, UBND TP.HCM đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp về tình tình Covid-19, triển khai khẩn trương các phương án cấp bách trên đà dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp trong địa bàn TP, đồng thời nâng cao mức độ các biện pháp phòng chống Covid-19.

Tham dự cuộc họp có các đồng chí:Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; cùng Phó Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo các Sở - Ngành, đơn vị, quận, huyện tại các điểm cầu trực tuyến. 

9cdb13fe1795e3cbba84-3110-1624106078.jpg

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: TTBC

Tính từ ngày 27/4 đến sáng 19/6, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 1.386 bệnh nhân nhiễm Covid-19, xếp thứ 3 cả nước sau Bắc Giang, Bắc Ninh. Ngoài chùm ca bệnh lớn nhất liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, TP còn phát sinh nhiều ổ dịch nhỏ chưa rõ nguồn lây. Riêng từ 6 giờ ngày 18/6 đến 6 giờngày 19/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 104 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2.

Cụ thể, 17 người trong khu phong tỏa, 42 trong khu cách ly, 32 khi thực hiện mở rộng xét nghiệm ở Q. Bình Tân (mở rộng lấy mẫu ở khu vực bên ngoài, khu lân cận, không nằm trong khu phong tỏa), một người được giám sát sau cách ly tập trung (là chuyên gia nước ngoài), 6 trường hợp đang điều tra.

Đặc biệt, dịch đã xâm nhập vào một số cơ sở y tế, điển hình là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. TP.HCM đang đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lớn và phức tạp nhất từ trước đến nay, với hơn 1.300 ca nhiễm ở 22/22 quận, huyện trong TP. 

Đề nghị nâng cao mức giãn cách xã hội

Theo ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP.HCM, việc tiêm vaccine là quan trọng nhưng cần có thời gian. Do đó, trước mắt TP cần tiếp tục tăng cường công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng; đồng thời, có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP. 

ca659d4d581dac43f50c-ac55-6493-162410607

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC

"Cần phải nâng cao mức giãn cách xã hội tại TP. Đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ", ông Nên nói.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng lưu ý TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể và linh hoạt riêng để thực hiện công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Đồng thời, ông Nên yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Và trước khi triển khai các biện pháp mạnh hơn, TP cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại… để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh để người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết, cũng như tránh việc tập trung đông người.

"Quyết tâm sau một tuần tới, TP có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài", Bí thư Nên nhấn mạnh. 

Tiếp thu và đồng tình với ý kiến chỉ đạo của Bí thư Nguyễn Văn Nên và Phó thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, diễn biến dịch tại thành phố rất phức tạp, số người nhiễm bệnh tăng cao và tăng nhanh. Dự báo - số ca nhiễm sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Vì vậy, ông Phong cho rằng ý kiến chỉ đạo của Bí thư Nguyễn Đình Nên về việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay, với mục tiêu nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh.

Đánh giá nguồn lây nhiễm để khẩn trương đưa ra các biện pháp phòng, chống Covid-19

Chủ tịch UBND TP yêu cầu các quận, huyện của TP.HCM  và TP Thủ Đức tự rà soát, đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung để tính toán phương án phù hợp ở góc độ địa phương.

13446c71681a9c44c50b-1596-1624106079.jpg

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin về tình hình dịch bệnh. Ảnh: TTBC

Nhận định về các chuỗi lây nhiễm lớn trên địa bàn, Sở Y tế cho biết: đặc điểm lớn nhất là chủng virus Delta là gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm và nơi làm việc. Lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm dịch lan rất nhanh và rộng tại TP.HCM.

Các chuỗi dịch lớn ghi nhận chủ yếu tại khu nhà trọ, cụm dân cư. TP đã ghi nhận bệnh nhân làm việc trong một số KCN, nhân viên y tế và nhân viên văn phòng. 

Về các ổ dịch chưa rõ nguồn lây, TP.HCM đang khẩn trương thực hiện rà soát để đưa ra những phương án chống dịch cấp bách nhất. 

Sẵn sàng phương án tổ chức 3.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy phòng chống Covid cũng nhấn mạnh về việc nâng cao năng lực xét nghiệm của TP lên 500.000 lượt/ngày, đặc biệt ở các khu có nhiều ca và mức độ lây nhiễm cao, tạo điều kiện cho người dân test lại.

"Hôm nay chúng ta âm tính, không có nghĩa ngày mai và những ngày sau chúng ta cũng vẫn âm tính, nên việc test thử là điều quan trọng trong việc phòng chống dịch. TP phải tăng công suất trong việc xét nghiệm và giới hạn tối đa các hoạt động tiếp xúc, ngưng các cuộc họp không thiết yếu, ưu tiên họp và làm việc trực tuyến" - ông Dương Anh Đức - Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói. 

Phải giữ khoảng cách tối thiểu là 1,5 m

"Giữ được khoảng cách 2m là việc rất khó trong điều kiện dân cư đông đúc của TP, cho nên - chúng ta chỉ cần tránh tụ tập và tiếp xúc đông người trong địa bàn công sở, nâng cao ý thức khi tiếp xúc tại nơi công cộng, thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc phòng chống Covid-19. Khoảng cách 2m không thể đáp ứng được thì tối thiểu chúng ta phải giữ khoảng cách 1,5 m." 

"Nếu phải đi làm, hãy mang khẩu trang tại nơi làm việc; thực hiện khử trùng, tiệt trùng; áp dụng biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở. Tuyệt đối tuân thủ quy định 5K và ưu tiên làm việc trực tuyến, chỉ đến công sở khi có công việc quan trọng" - ông Đức nhấn mạnh.

Phát biểu kết thúc họp báo, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, tái khẳng định TP sẽ không áp dụng cứng Chỉ thị 15 hay 16, mà trên nền 2 chỉ thị này sẽ ban hành một chỉ thị riêng phù hợp với TP.

Thành phố cũng sẽ bổ sung thêm biện pháp ở những địa bàn có ca nhiễm tăng cao.

Chỉ thị mới sẽ có 6 điểm.

Thứ nhất là tạm dừng các hoạt động không cần thiết, dừng taxi, giải tán chợ tự phát. Chợ truyền thống sẽ do Sở Công Thương hướng dẫn quy định giãn cách chi tiết tới từng địa phương.

Thứ hai là không tụ tập trên 3 người ở nơi công cộng. Khoảng cách giữa người với người tối thiểu 1,5 m.

Thứ ba là yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Thứ tư là cơ sở sản xuất hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo khoảng cách 1,5 m, đeo khẩu trang; có văn bản cam kết tuân thủ phòng chống dịch.

Thứ năm, cơ quan Nhà nước đảm bảo giãn cách khi làm việc. Người lao động chỉ đến công sở khi thực sự cần thiết. 

Thứ sáu, dừng các hội họp không cần thiết, chỉ tổ chức cuộc họp thực sự quan trọng và được chính quyền địa phương cho phép.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TP.HCM chưa giãn cách theo Chỉ thị 16
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO