Thu hút FDI: Hai "đầu tàu" hụt hơi

CHÍ DŨNG| 25/06/2013 03:36

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng hai "đầu tàu" là Hà Nội và TP.HCM lại tỏ ra "hụt hơi".

Thu hút FDI: Hai

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng hai "đầu tàu" là Hà Nội và TP.HCM lại tỏ ra "hụt hơi".

Đọc E-paper

Tính đến ngày 20/6, cả nước có 554 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,812 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012 và 217 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,66 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư và tăng thêm là 10,473 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2012. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,7 tỷ USD, tăng 5,6% với cùng kỳ năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 259 dự án đầu tư đăng ký, tổng số vốn mới và tăng thêm là 9,308 tỷ USD, chiếm 88,9% tổng vốn đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 419,67 triệu USD, chiếm gần 4% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 79 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 178,27 triệu USD.

Trong 6 tháng, có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 3,992 tỷ USD, chiếm 38,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 3,41 tỷ USD, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm là 1,015 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư.

Không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh thành phố. Trong đó, với việc tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 2,815 tỷ USD vốn đăng ký và tăng thêm chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư.

Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 2,158 tỷ USD, chiếm 20,6% vốn đăng ký. Bắc Ninh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký và tăng thêm 1,322 tỷ USD.

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội giảm 21,2% trong khi tai TP.HCM tổng lượng vốn đầu tư chỉ bằng 57% so với cùng kỳ. Theo Cục Thống kê Hà Nội, dự kiến 6 tháng đầu năm 2013, thành phố đã cấp phép và bổ sung vốn đầu tư cho 104 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 300,5 triệu USD.

Con số này chỉ bằng 84,5% về số dự án và 78,8% về vốn so cùng kỳ năm trước. Còn theo số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM, tổng vốn đầu tư và tăng vốn từ đầu năm đến nay chỉ đạt 490,9 triệu USD (cùng kỳ năm trước 857 triệu USD).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thu hút FDI: Hai "đầu tàu" hụt hơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO