Nông thôn không dễ vay tín chấp

01/08/2010 06:01

Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ 1/6, cho phép nông hộ vay tín chấp. Nhưng trên thực tế, việc này rất khó triển khai.

Nông thôn không dễ vay tín chấp

Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, có hiệu lực từ 1/6, cho phép nông hộ vay tín chấp. Nhưng trên thực tế, việc này rất khó triển khai.

Khoản tín dụng theo Nghị định 41/ NĐ-CP dành cho người sản xuất kinh doanh là nông hộ, trang trại, doanh nghiệp đang hoạt động tại nông thôn có hiệu lực từ 1/6 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế (ảnh minh hoạ). Ảnh: T.L

Nhiều ngân hàng đang có vẻ hào sảng khi công bố những khoản tín dụng cho nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, như VIB dành 3.000 tỉ đồng tài trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thủy sản trong khu vực với lãi suất ưu đãi. Nhiều ngân hàng khác cũng đưa ra gói tín dụng Tam Nông. Tuy nhiên, những khoản vay này được nhiều nhà nông cho rằng lãi suất “phỏng tay” vì tới thời điểm này chỉ có một ngân hàng kéo lãi suất xuống 12,3%/ năm, mức thấp nhất tới thời điểm này.

Nghị định 41/2010-NĐ-CP cho phép cá nhân, hộ sản xuất nông lâm, ngư, diêm nghiệp vay không có đảm bảo bằng tài sản tối đa 50 triệu đồng. Các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn được xem xét cho vay tối đa đến 200 triệu đồng. HTX, chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng.

Trong khi đó, khoản tín dụng theo Nghị định 41/ NĐ-CP dành cho người sản xuất kinh doanh là nông hộ, trang trại, doanh nghiệp đang hoạt động tại nông thôn có hiệu lực từ 1/6 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế.

Ông Hà Hồng Ngọc – giám đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Cần Thơ cho biết, đến nay chỉ có ngân hàng đưa ra được kế hoạch, lộ trình. Các ngành khác vẫn chưa có động tịnh gì. Mà việc triển khai cho vay, cần có sự tham gia của nhiều ngành.

Lúc này, nông dân cần nhất là người chỉ cách làm phương án để vay vốn. Cái rối là phương án phụ thuộc rất lớn vào đầu ra sản phẩm, mà không có ai giúp trả lời câu hỏi “bán ở đâu? cho ai?”. Nhiều phòng công thương huyện nói: “Không phải chức năng của tôi”, hỏi cơ quan xúc tiến thương mại thì được trả lời “bên nông nghiệp” hỏi bên nông nghiệp thì “phải theo dự án”… Họ cần dự án xúc tiến thương mại nông sản, có kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối để tổ chức sản xuất. Vì là cho vay tín chấp nên ngân hàng phải xét thấy khả thi, mới có thể bơm vốn.

Ông Hà Hồng Ngọc đã lường trước những điều trên và cho biết, khi chưa có hoạt động tư vấn xây dựng phương án, nếu nông dân hay tổ chức sản xuất và ngân hàng thương mại, “kẻ nói không, người nói có“ thì ngân hàng Nhà nước - chi nhánh địa phương có thể làm trọng tài.

Theo ông Ngọc, sắp tới sẽ bảo hiểm nông nghiệp về sản xuất cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là điều kiện để nông dân dễ tiếp cận vốn vay, vì có bảo hiểm, ngân hàng sẽ an tâm hơn khi bơm vốn. Tuy nhiên, nguồn tin từ bộ Tài chính cho biết đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2012 mới ở giai đoạn sắp hoàn tất.

Tại ĐBSCL, tập đoàn bảo hiểm Groupama từng triển khai bảo hiểm nuôi cá, Bảo Việt làm thí điểm với lúa, nhưng đã không triển khai rộng được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nông thôn không dễ vay tín chấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO