Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh sẽ đạt 2.100 tỷ USD năm 2020

BẠCH DƯƠNG| 06/11/2017 06:50

Tốc độ bán lẻ qua kênh thương mại điện tử với hàng tiêu dùng nhanh đang tăng trưởng ở mức 20%, dự báo đạt 2.100 tỷ USD vào năm 2020.

Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh sẽ đạt 2.100 tỷ USD năm 2020

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu và đo lường hiệu quả hoạt động toàn cầu công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tăng trưởng bán hàng trực tuyến của các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh đang vượt trội hơn doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ.

Dự tính doanh số bán hàng trực tuyến của hàng tiêu dùng nhanh sẽ vượt qua doanh số bán hàng tại các kênh cửa hàng bán lẻ trong vòng 5 năm tới.

Báo cáo của Nielsen chỉ ra các xu hướng mới nhất trong việc mua hàng tiêu dùng trực tuyến trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và nhấn mạnh những điểm thúc đẩy tăng trưởng trong việc ứng dụng và chi tiêu trực tuyến trên toàn thế giới.

Báo cáo còn có những dẫn chứng thực tiễn cho thấy mặc dù hiện tại ngành hàng tiêu dùng nhanh đã chiếm lĩnh nhiều danh mục khác như điện tử, hàng điện thoại di động và du lịch khi nói về chi tiêu trực tuyến, nhưng xu hướng này sẽ thay đổi trong những năm tới.

Khi các nhà bán lẻ và nhà sản xuất đầu tư để giải quyết nhiều rào cản hiện có đối với việc phát triển thương mại điện tử, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng bán lẻ và chuỗi cung cấp, môi trường và các yếu tố văn hoá như các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng và các hoạt động giao nhận, thì đó chính là những tiền đề cho việc tang trưởng theo cấp số nhân của ngành hàng tiêu dùng nhanh trên kênh thương mại điện tử.

Những yếu tố tăng trưởng này được kết hợp thêm bởi sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng vì sự thuận tiện để mua sắm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

Trong khi tăng tưởng của tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh hiện đang ở mức khoảng 4% mỗi năm, thì tổng doanh số bán lẻ trên kênh thương mại điện tử dự kiến sẽ tăng 20%, tương đương với 2.100 tỷ USD vào năm 2020.

>>FMCG và "quyền lực" nhà bán lẻ

Ngành hàng tiêu dùng nhanh đang chững lại trong vài năm trở lại đây hoặc thậm chí không tăng trưởng trên qui mô toàn cầu, nhưng hiện nay chúng tôi đang chứng kiến những dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực hầu hết là nhờ thương mại điện tử.

"Và khi nguồn phát triển của ngành FMCG tiếp tục chuyển dần sang các kênh trực tuyến, thì việc hiểu biết về những động lưc cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiến lược kỹ thuật số toàn diện và thành công là rất cấp thiết dành cho các nhà bán lẻ cũng như các nhà sản xuất", ông Prashant Singh, Giám đốc Thương mại điện tử, phụ trách nhóm các thị trường phát triển của Nielsen, cho hay.

Theo ông Singh, có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng tăng trưởng thương mại điện tử trên toàn thế giới.

Thứ nhất, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng, nhưng các yếu tố tăng trưởng không đồng đều. Khả năng kết nối và khả năng tiếp cận với dữ liệu và thiết bị cầm tay đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Trong phạm vi rộng hơn, điện thoại thông minh là một dấu hiệu từ sớm về tiềm năng tăng trưởng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, khả năng kết nối của chỉ riêng điện thoại thông minh sẽ là không đủ để thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Các yếu tố văn hoá và cấc yếu tố khác từ thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến cũng như mua sắm trực tiếp tại cửa hàng của người tiêu dùng.

Thứ hai là các yếu tố thúc đẩy và rào cản là như nhau, với một ngoại lệ. Yếu tố thúc đẩy nổi trội nhất cho mua bán thương mại điện tử là tiện lợi, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi người tiêu dùng được  thúc đẩy bằng các gói giao dịch hấp dẫn.

Ngược lại, có ba điểm chính khi xem xét các rào cản đối với thương mại điện tử. Một là, mong muốn kiểm tra hàng hóa trước khi mua - từ hàng tạp hóa đến các sản phẩm may mặc. Hai là, sự thiếu tin tưởng rằng các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng được những mong đợi về sự tươi mới trong các sản phẩm mà nhà bán lẻ cung cấp cho thị trường.

>>Ngành bán lẻ đến năm 2020: Chợ vẫn chiếm ưu thế?

Ba là, mối quan tâm về mức độ chất lượng của các sản phẩm mua trực tuyến so với trong cửa hàng. Các nhà bán lẻ cần phải hành động để giảm bớt những rào cản này để thúc đẩy thị phần của họ trong ví điện tử thương mại.

Thứ ba là khả năng chiếm lĩnh được giỏ hàng thực phẩm sẽ là chìa khoá thành công của thương mại điện tử bán lẻ. Giỏ hàng thực phẩm là chủ chốt cho các nhà bán lẻ, tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm vẫn còn vắng mặt trên kênh bán hàng thương mại điện tử. Chiến thắng giỏ hàng thực phẩm là rất quan trọng để thành công trong ngành hàng tiêu dùng nhanh trực tuyến.

Thứ tư đó là sự quan tâm đến xu hướng mua hàng đa kênh của người tiêu dùng. Khi nói đến thương mại điện tử bán lẻ, thì sự tiện lợi, giá cả/giá trị, sự phân loại và trải nghiệm của khách hànglà những yếu tố xếp hạng cao nhất trong danh mục các yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Để phát triển chiến lược thương mại điện tử thành công, các nhà bán lẻ cần phải đảm bảo rằng họ sẵn sàng vượt qua tất cả bốn yếu tố này.

"Ngành bán lẻ đang trải qua sự lặp lại của "thời điểm Kodak". Việc dịch chuyển sự cân bằng giữa các giỏ hàng cho các sản phẩm có biên độ lợi nhuận cao sang các giỏ hàng trực tuyến có biên độ lợi nhuận thấp như hiện nay đòi hỏi sự can đảm, niềm tin và sự hiểu biết toàn diện. Đối với những người sẵn sàng chấp nhận một rủi ro được tính toán kỹ, phần thưởng nằm ngay trong tầm tay trong những năm tới khi phần tăng trưởng tiếp tục nghiêng về các kênh trực tuyến ", ông Singh kết luận.

(Theo Vneconomy)

>>Niềm tin kinh doanh không thể mua được bằng tiền

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh số bán lẻ trực tuyến hàng tiêu dùng nhanh sẽ đạt 2.100 tỷ USD năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO