Trung Quốc và tham vọng "một vành đai, một con đường"

THỤY KHA| 06/05/2015 06:34

Trung Quốc mới công bố ba khu tự do thương mại (Free trade zone - FTZ) nhằm thực hiện chiến lược "Một vành đai, một con đường" kết nối toàn châu Á.

Trung Quốc và tham vọng

Trung Quốc mới công bố ba khu tự do thương mại (Free trade zone - FTZ) nhằm thực hiện chiến lược "Một vành đai, một con đường" kết nối toàn châu Á.

Đọc E-paper

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn cho biết, FTZ Quảng Đông nhằm sâu sắc hóa hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc đại lục với Hồng Kông và Ma Cao, trong khi FTZ Thiên Tân là một phần trong nỗ lực thúc đẩy phát triển hợp tác khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, còn FTZ Phúc Kiến tập trung xúc tiến hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

FTZ Quảng Đông sẽ gồm ba khu vực ở các thành phố Quảng Châu, Thâm Quyến và Châu Hải trong khi FTZ Phúc Kiến sẽ bao trùm ba khu vực ở Hạ Môn, Phúc Châu và Bình Đàm, một khu công nghiệp mới nhằm vào đầu tư từ Đài Loan. Trung Quốc sẽ dành từ 3 - 5 năm để phát triển ba FTZ này.

Theo ước tính của IMF và dữ liệu của Bloomberg, sản lượng hàng hóa của Quảng Đông, Hồng Kông và Ma Cao kết hợp còn cao hơn cả sản lượng của các nền kinh tế Mexico, Hàn Quốc và Tây Ban Nha vào năm 2014. Với dân số 107 triệu người, Quảng Đông là một trung tâm sản xuất thiết bị điện tử, hàng may mặc và ô tô vượt trội so với Đức và Việt Nam. Thiên Tân, cách Bắc Kinh 1 giờ tàu cao tốc, với khoảng 15 triệu người, có giao dịch hàng hóa trị giá 253 tỷ USD năm ngoái, cao hơn cả Pakistan

Khu thương mại tự do FTZ là khu vực liền kề với cảng, trong đó hàng hóa có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không bị đánh thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và luôn được bảo đảm thanh toán thuế đối với hàng tồn kho.

FTZ không quy định giới hạn về thời gian lưu trữ, bán, triển lãm, tháo dỡ, đóng gói lại, lắp ráp, phân phối, lựa chọn, phân loại, tẩy sạch, kết hợp với hàng hóa nước ngoài hoặc trong nước, tiêu hủy, dán nhãn và sản xuất ngay trong FTZ.

Mở cửa ba FTZ này là một phần kế hoạch mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra nhằm hướng một nền kinh tế mở rộng hơn. Các FTZ cũng tiếp nối mô hình đặc khu kinh tế của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình trong quá trình mở cửa với thế giới bắt đầu từ năm 1980. "Đặc khu kinh tế của Đặng Tiểu Bình đã mở thương mại của Trung Quốc với thế giới.

Còn FTZ hiện nay nhằm mở cửa thị trường vốn của Trung Quốc", Li Xiaoyang, trợ lý giáo sư về kinh tế và tài chính tại Trường Cheung Kong ở Bắc Kinh cho biết. Theo các chuyên gia, ba FTZ mới này có tầm quan trọng chiến lược đối với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" - với mục đích kết nối tốt hơn với châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Những FTZ này không chỉ giống hình mẫu FTZ Thượng Hải mà sẽ có bước đột phá trong nhiều lĩnh vực như hành chính đầu tư, quy định thương mại và hệ thống tài chính.

Trước đó, ba FTZ nói trên lẽ ra bắt đầu hoạt động trong các ngày 27/2 và 1/3 nhưng đều bị hoãn lại. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hồng Kông), một số chuyên gia cho biết sự trì hoãn này xuất phát từ việc giới lãnh đạo Trung Quốc khi đó chưa hài lòng về đề xuất mới nhất của chính quyền địa phương, nhất là khi xuất hiện những hoài nghi về hiệu quả của FTZ Thượng Hải kể từ lúc được khánh thành vào tháng 9/2013.

Cuộc khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy, nhiều công ty Mỹ làm ăn ở Thượng Hải tỏ ra hoài nghi về lợi ích và hiệu quả của FTZ này. Cụ thể, gần 3/4 trong số 370 công ty Mỹ được hỏi tin rằng, FTZ Thượng Hải không mang lại lợi ích cụ thể nào cho họ. Ngoài ra, phân nửa công ty nói họ không nhận thấy có sự thay đổi nào đối với kinh doanh kể từ khi FTZ này đi vào hoạt động.

>Trung Quốc mở rộng Khu thương mại tự do Thượng Hải
>APEC kêu gọi đảm bảo thương mại tự do
>Tái cam kết về thương mại tự do

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc và tham vọng "một vành đai, một con đường"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO