Trung Quốc: Siêu cường?

NGUYÊN HẢI| 09/04/2010 08:58

Sự vượt trội mọi mặt của Trung Quốc trong ba thập niên vừa qua khiến nhiều người đều nhất trí cho rằng quốc gia này thực sự sẽ trở thành siêu cường mới của thế giới.

Trung Quốc: Siêu cường?

Sự vượt trội mọi mặt của Trung Quốc (TQ) trong ba thập niên vừa qua khiến nhiều người đều nhất trí cho rằng quốc gia này thực sự sẽ trở thành siêu cường mới của thế giới.

Sau Mỹ là Trung Quốc?

Nghiên cứu viên Alice Miller, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hoover, Đại học Stanford (Mỹ), cho rằng: “Để trở thành một siêu cường, một quốc gia phải hình thành sự ảnh hưởng về quân sự, kinh tế, chính trị và văn hóa với các nước còn lại trên thế giới”. Theo nghiên cứu viên này, Mỹ là quốc gia duy nhất có đủ bốn yếu tố này sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhiều quốc gia đều gắn đồng tiền với đồng tiền Mỹ và văn hóa Mỹ ảnh hưởng đến toàn thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường hàng đầu duy nhất. Ngồi ưu thế tuyệt đối về thực lực quân sự, thông qua sự ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, văn hĩa, Mỹ đã giành được vị trí bá quyền.

Tuy nhiên, hiện nay, dưới con mắt của nhiều người, những nhân tố này đang trên đà thoái trào. Cùng với đó, sự vươn lên ấn tượng của quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay khiến cho nhiều người nghĩ đến viễn cảnh TQ đang muốn thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số một thế giới.

Xét về kinh tế, TQ thực sự đã khiến cho nhiều quốc gia có tiềm lực mạnh trên thế giới phải ngước nhìn. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, hiếm ai dám nghĩ đến kịch bản TQ trở thành chủ nợ của Mỹ với hơn 800 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ nằm trong tay TQ. Với gần 2.300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, gấp đôi so với số tiền mà Nhật Bản, TQ đang có đầy đủ phương tiện để xâm nhập vào Phố Wall.

Robert Fogel, giải Nobel kinh tế năm 1993, đưa ra dự báo với điều kiện các nền kinh tế tiếp tục phát triển ở mức như hiện nay, đến năm 2040, GDP của TQ sẽ đạt 123 nghìn tỷ USD. Khi đó, đương nhiên TQ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (về quy mô). Nếu điều này xảy ra, GDP TQ lúc đó sẽ gấp ba lần giá trị sản xuất tồn thế giới năm 2000, chiếm 40% giá trị nền kinh tế thế giới bấy giờ, trong khi Mỹ và châu Âu chiếm lần lượt là 14% và 5%.

Thế và lực của TQ ảnh hưởng trên thế giới khiến nhiều người tin rằng vị trí siêu cường không lâu nữa sẽ lọt vào tay Bắc Kinh. Bảng khảo sát của của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), tại Nhật Bản, 67% người dân được hỏi cho rằng, TQ sẽ thay thế Mỹ trở thành siêu cường; tỷ lệ này tại TQ là 53%. Báo cáo của Pew cho rằng, tại Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Úc, đại bộ phận người dân được hỏi cho rằng TQ đã thay thế vị trí của Mỹ, hoặc TQ sẽ thay thế vị trí của Mỹ.

Cường quốc kiểu gì?

Tuy nhiên, chuyên gia vấn đề TQ thuộc Ủy ban Quan hệ Ngoại giao Adam Segal cho rằng, những thách thức đối với TQ tiến đến vị trí siêu cường thực sự nan giải. Ngay khi sản lượng kinh tế của nó dự kiến vượt 5.000 tỷ USD trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của TQ vẫn dưới 4.000USD, bằng khoảng một phần mười so với Mỹ và Nhật.Hơn nửa dân số TQ vẫn sống ở nông thôn, phần lớn không được dùng nước sạch, không được chăm sóc y tế cơ bản hay giáo dục tử tế.

Với tốc độ đơ thị hóa hằng năm tăng một phần trăm phải cần đến ba thập kỷ nữa TQ mới giảm được số lượng nông dân xuống còn một phần tư dân số. Khi nào TQ còn có số nông dân quá lớn, hàng trăm triệu người ở nông thôn với thu nhập thấp vật vờ bên lề hiện đại, TQ không thể trở thành một siêu cường thực sự.

Như vậy, trong tưông lai, TQ cũng chỉ là một cường quốc kinh tế do vai trò là một thế lực thương mại lớn nhất thế giới. Chắc chắn là TQ đã là một cường quốc, có tư cách của một quốc gia không chỉ bảo vệ hiệu quả chủ quyền của mình mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề kinh tế và an ninh toàn cầu.

Một số nhà phân tích cho rằng, Thế vận hội Olympic Bắc Kinh sẽ đánh dấu một bước ngoặt cho TQ. Jeffrey Bader, Chủ nhiệm Trung tâm TQ thuộc Học viện Brookings (Mỹ) cho rằng, mục tiêu của việc TQ tổ chức Thế vận hội là “phát tín hiệu cho các quốc gia khác trên thế giới rằng TQ đã đến”.

Thế giới đã từng kỳ vọng Nhật Bản sẽ lật đổ đế chế của Mỹ trên thế giới, và thật sự có giai đoạn, Nhật Bản được xem như nền kinh tế thay thế cho vị trí số 1 của Mỹ. Hàng trăm nghiên cứu sinh của Mỹ được cử đi học “Đường lối phát triển của Toyota” - doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật bản giờ đang chao đảo bởi vụ “triệu hồi xe lớn nhất lịch sử”.

Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, những quyển sách ca ngợi Nhật Bản ra đời liên tục khiến cho người ta cứ đinh ninh Nhật Bản nghiễm nhiên thành số một thế giới - và giờ đây, TQ đã vượt mặt Nhật Bản để được những lời ca tụng như họ trước đây.

Minxei Pei, giáo sư của Trường Claremont McKenna College, trong cuốn sách mới nhất của ông là China: Trapped Transition (tạm dịch: Trung Quốc: Mắc bẫy chuyển đổi) cho rằng: không biết liệu TQ có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản không, nhưng mơ hình phát triển kinh tế của TQ hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.

TQ dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng và đã thành công trong suốt hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, TQ đang vấp phải sự phản kháng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều thị trường. TQ có thể bù đắp sự tổn thất nhu cầu bên ngoài bằng cách tăng tiêu dùng trong nước. Nhưng quá trình này đòi hỏi chấn chỉnh toàn bộ chiến lược tăng trưởng của TQ - một biện pháp vất vả và khó khăn về mặt chính trị mà chính quyền hiện thời không có khả năng thực hiện.

Bên cạnh đó, mô hình “công xưởng thế giới” đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết của nó. Cơn lốc sản xuất đã biến TQ trở thành "bãi rác của thế giới" với nạn ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Vì vậy, phương thức tăng trưởng thông thường của doanh nghiệp Trung Quốc, dựa vào năng lượng giá rẻ và ô nhiễm miễn phí, sẽ không thể tiếp tục duy trì...

Như vậy, chỉ xét trên các phân tích kinh tế, viễn cảnh tiến đến vị trị siêu cường của TQ còn rất mù mờ. Vấn đề còn lại chỉ là câu hỏi: TQ là loại cường quốc kiểu gì?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Siêu cường?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO