Trung Quốc: Kìm nhả,kìm siết

LAM HỒNG| 03/10/2013 08:39

Những cuộc rút lui quy mô lớn của giới kinh doanh Mỹ và Nhật Bản khỏi Trung Quốc không chỉ đơn thuần là những tính toán về chi phí, nhân công mà còn mang màu sắc của những tính toán về địa - chính trị.

Trung Quốc: Kìm nhả,kìm siết

Những cuộc rút lui quy mô lớn của giới kinh doanh Mỹ và Nhật Bản khỏi Trung Quốc không chỉ đơn thuần là những tính toán về chi phí, nhân công mà còn mang màu sắc của những tính toán về địa - chính trị.

Đọc E-paper

Người Mỹ phản đòn

Theo khảo sát mới đây của The Boston Consulting Group (BCG), có 1/2 tổng số công ty Mỹ đanghoạt động tại Trung Quốc (TQ) dự kiến rút sản xuất về Mỹ hoặc đang xem xét phương án rút lui. Nguyên nhân chính là do chi phí lao động ở TQ ngày càng tăng. Một nghiên cứu của ngân hàng Pháp Natixis, được công bố hồi tháng Sáu vừa qua, nhận định là chi phí nhân công tại TQ sẽ bằng mức của Mỹ, trong vòng 4 năm tới, tương đương với mức trong khu vực đồng euro trong 5 năm tới và trong 7 năm tới sẽ bằng mức ở Nhật Bản.

> Khủng hoảng nhân lực, nhìn từ bài học Trung Quốc
> Trung Quốc:Gia tăng “quyền lực mềm” qua truyền thông
> Xác định Trung Quốc là cơ hội hay thách thức
> Để Mỹ không phải là vệ tinh kinh tế của Trung Quốc?
> Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi?

Khi chi phí ở TQ tăng lên cùngvới việc xem xét những thách thức khi sử dụng các nhà máy cách xa gần nửa vòng Trái đất và lệch tới 12 múi giờ, nhiều công ty nhỏ của Mỹ đang lên kế hoạch dời về Mỹ. Trong khi đó, tình hình kinh doanh tại Mỹ ngày càng thuận lợi hơn.

Không chỉ giới sản xuất mà chỉ mới từ đầu năm 2013 đến nay, một hiện tượng được hãng tin Bloomberg cùng nhiều chuyên gia phân tích tài chính phương Tây chú ý là 3 ngân hàng lớn Goldman Sachs, Citigroup và Bank of America đều tiến hành rút toàn bộ vốnđã đầu tư vào các ngân hàng Trung Quốc.

Goldman Sachs vừa thông báo kết thúc 7 năm đầu tư vào Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), sẽ bán toàn bộ số cổ phần hiện có giá trị thị trường là 1,1 tỷ USD tại ICBC. Hiện tượng nay gióng lên tiếng chuông báo động cho hệ thống tài chính Trung Quốc, gắn liền với nguy cơ một cuộc khủng hoảng tín dụng khổng lồ cùngmột lượng vốn lớn có thể bị rút ồ ạt.

Tổ chức tư vấn Boston BCG từng tiến hành cuộc khảo sát tương tự hồi tháng Hai năm ngoái. Khi đó, rút khỏi thị trường TQ là phương án xem xét của 37% số công ty Mỹ có doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù nguyên nhân rút lui của các DN Mỹ không nhắctới tác động chính trị nhưng nhiều nhà phân tích cho biết, địa - chính trị ảnh hưởng gián tiếp tới làn sóng này. “Hầu như tất cả đều dự đoán rằng TQ sẽ sớm trở thành cường quốc kinh tế, vượt và đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ.

Tình thế này đánh thức lòng yêu nước của người Mỹ khi chứng kiến TQ đang tước đi lợi thế cạnh tranh của đất nước mình”, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định. Làn sóng yêu nước và cứu nền sản xuất nội địa bằng việc tiêu thụ hàng Mỹ đang trở thành xu hướng mới được cổ vũ nồng nhiệt. Và các DN Mỹ phản ứng lại với “đối thủ” TQ bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có việc rút các cơ sở sản xuất, kinh doanh khỏi đại lục.

Vào những năm 1980, có không ít người tin rằng Nhật Bản sẽ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đến làn sóng “mua lại nước Mỹ”. Bước sang thập niên 1990, sự trỗi dậy của khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng dẫn tới thái độ của Mỹ coi các nước Eurozone là đối thủ. Năm 1985, Mỹ bắt tay với 4 nước khác ký thỏa ước Plaza gây ra bong bóng kinh tế ở Nhật Bản kéo theo ba thập kỷ suy trầm.

Gần đây, ba hãng đánh giá tín nhiệm lớn dưới sự thao túng của Phố Wall đã trực tiếp gây ra khủng hoảng tín nhiệm nợ công của Hy Lạp, từ đó đẩy Eurozone vào cuộc khủng hoảng tài chính chưa có điểmdừng. Liệu đứng sau làn sóng rút khỏi TQ của giới tư bảnMỹ có bóng dáng của một cuộc “phản đòn” phòng vệ như đã từng xảy ra với Nhật và châu Âu?

Tokyo tính lại "Bài toán Trung Hoa"

Yếu tố địa - chính trị cũng tác động tới nhiều công ty Nhật Bản đang kinh doanh ở TQ. Theo tờ Nihon Keizai, kết quả khảo sát từ nhiều buổi hội thảo của DN Nhật tại TQ cho cho thấy, 75% các công ty Nhật muốn rút ra khỏi TQ càng sớm càng tốt. Sức ép trước mắt đối với các DN này là do thái độ “bài Nhật” đang bùng phát ở đại lục trước các tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, đầu tư của nước này tại Đông Nam Á đã tăng 55%, lên tới 10,29 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm2013 sovới năm2012. Trong khi đó, đầu tư của Nhật Bản tại Trung Quốc sụt giảm 31%, chỉ còn 4,93 tỷ USD. Bắc Kinh đang bấn loạn trước hiện tượng rút lui hàng loạt này ,đếnmức vào ngày 15/8 vừa qua, Bộ Thương mại Trung Quốc phải tổ chức họp báo để trấn an dư luận và cho rằng những công ty rút khỏi TQ chỉ có quy mô nhỏ.

Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba thì cho rằng “có một khoảng cách” giữa hai nước và “việc này cần mất một thời gian”. Tranh chấp có thể sẽ biến thành chiến tranh quân sự và ảnh hưởng lớn đến trao đổi thương mại giữa TQ và Nhật Bản.

“Nếu TQ để cho các nhà sản xuất côngnghiệp Nhật Bản rút lui khỏi nước này thì không khác gì họ tự bóp cổ mình trong tương lai, khi TQ đangphải trải qua quá trình chuyển đổi sang một thị trường lao động giá trị cao trong các ngành công nghiệp”, ông Ito, tác giả cuốn “Thị trường lao động ở Trung Quốc hiện đại” nhận định.

Hiện tượng các công ty Nhật Bản muốn rút khỏi TQ xuất phát từ thực tế là Tokyo đang nhận ra sai lầm trong tính toán chiến lược của mình. Trong ba thập kỷ qua, các nhà đầu tư Nhật Bản đã góp phần làm nên “phép lạ Trung Hoa”. Nhưng người láng giềng tham lam lại đang đe dọa đẩy bật Nhật Bản khỏi vị trí dẫn đầu về kinh tế thế giới, đồng thời đe dọa cả chủ quyền lãnh thổ. Vì thế, nếu 5 năm trước đây, Chính phủ Nhật kêu gọi các công ty Nhật đầu tư vào TQ thì nay họ đang làmđiều ngược lại. 

“Tôi cho rằng các công ty Nhật sẽ chuyển một phần đầu tư từ TQ sang các nước châu Á khác, điều đó là chắc chắn. Những cuộc biểu tình đã nhắc nhở các công ty Nhật về rủi ro với TQ”, Takeshi Takayama, nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu NLI tại Tokyo, bình luận. Một cuộc thăm dò do China Daily và tổ chức phi lợi nhuận Nhật Bản Genron NPO thực hiện mới đây cho thấy tỷ lệ người TQ và Nhật Bản nghĩ xấu về nhau cao nhất trong 10 năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Kìm nhả,kìm siết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO