Trừng phạt Nga, các "đại gia" phương Tây ốm đòn

NGUYỄN THANH HẢI (theo GUARDIAN)| 30/07/2014 08:42

Hành động trừng phạt kinh tế sẽ làm tổn thương nền kinh tế Nga lẫn các công ty vũ khí và năng lượng phương Tây từng có những hợp đồng “nặng ký” với Kremlin.

Trừng phạt Nga, các

Sự kiện máy bay MH17 bị bắn rơi có thể làm đảo ngược tình thế các mối quan hệ kinh tế giữa phương Tây với Nga. Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng những đòn trừng phạt, điền thêm 15 cái tên và 18 tổ chức (phần lớn là các đại công ty) vào “danh sách đen”.

Theo đó, EU dự kiến sẽ nâng cấp mức độ truy quét “3 tầng” vào các lệnh trừng phạt kinh tế và có thể làm suy sụp toàn bộ diện mạo nền kinh tế Nga.

Hành động xiết chặt những “con ốc kinh tế” sẽ làm tổn thương nền kinh tế Nga, nhưng những hệ quả của nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty vũ khí và năng lượng phương Tây từng có những hợp đồng “nặng ký” với Kremlin. Các tập đoàn lớn cũng sẽ lao đao, điều đó cho thấy những hệ quả nguy hiểm khôn lường nếu như các lệnh trừng phạt được thông qua.

BP

Trong khi Nga đang đối mặt với làn sóng giận dữ về việc nước này đã sát nhập Crimea hồi đầu năm 2014, hãng BP khẳng định rằng họ vẫn làm ăn bình thường với Moscow. BP có 20% cổ phần trong tập đoàn năng lượng nhà nước Rosneft (Nga). Tập đoàn này có mối liên hệ với Igor Sechin, chủ tịch Rosneft đồng thời là một đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin. Igor cũng có tên trong danh sách trừng phạt của EU đầu năm 2014.

Lệnh cấm xuất khẩu công nghệ năng lượng châu Âu có thể làm ngừng trệ gần như hoàn toàn các kế hoạch khoan dầu của BP ở Bắc Cực, đồng thời dập tắt tia hy vọng về cuộc cách mạng công nghệ trong khoan dầu của Nga.

Tuy nhiên, công nghệ khí đốt không nằm trong kế hoạch trừng phạt của EU, vì châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Hãng Exxon Mobil đang giúp Rosneft khoan thăm dò dầu ở Siberia, trong khi đó hãng Shell đang làm việc với tập đoàn nhà nước Gazprom trong các dự án dầu và khí đốt tại vùng Viễn Đông.

Cho đến nay những công ty này đều bác bỏ những mối đe dọa đến từ biến động của Moscow, mặc dù vậy những nỗi lo cũng chưa hẳn được dập tắt.

Boeing

Ở bên kia chiến tuyến, Nga cũng có thể đưa ra các đòn trả đũa đối với phương Tây, đơn cử là việc ngưng cung cấp kim loại vốn rất cần thiết trong chế tạo xe hơi và máy bay của các công ty EU.

Nếu điều này xảy ra, ông trùm hàng không vũ trụ Boeing (Mỹ) sẽ là một trong những tập đoàn chịu ảnh hưởng lớn nhất. Boeing đang nhập 1/3 kim loại Titanium từ Nga. Việc Boeing đang buộc phải tìm một nguồn cung khác trong ngắn hạn có thể đẩy giá thành và giảm sản lượng máy bay được chế tạo ra.

Mặt khác nếu kinh tế Nga sụp đổ, Boeing cũng mất đi một khách hàng quan trọng là các hạm đội máy bay Nga – một thị trường mà công ty này ước tính sẽ thu lợi ít nhất là 80 tỷ bảng Anh trong vòng 20 năm tới.

Unilever

Tuần qua, tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia Anh-Hà Lan, Unilever, đã thừa nhận rằng việc kinh doanh ở Nga trở nên khó khăn hơn.

Unilever đang thu lợi hơn ½ lợi nhuận tại các thị trường đang nổi, bao gồm cả Nga. Trong báo cáo của tập đoàn này, hãng Unilever đã mô tả Nga là một khách hàng tiềm năng cho kế hoạch dài hạn nhằm tăng gấp đôi lợi nhuận đạt được. 

Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga đã chính thức rơi vào suy thoái. Vào tháng Sáu, CEO của hãng Unilever là Paul Polman đã thừa nhận rằng tăng trưởng doanh thu ở Nga đã giảm ở 2 con số, mặc dù công ty cố gắng để giành lại thị phần. Những công ty tiêu dùng khác cũng đang ở trong thế rất mong manh bao gồm cả Carlsberg.

McDonald's

Món bánh kẹp thịt băm phô mai của hãng McDonald có lẽ sẽ phải ra hầu tòa tại Nga trong mùa thu năm 2014 này, sau khi các quan chức bảo vệ người tiêu dùng Nga tuyên bố hồi tuần trước rằng việc bán hàng của McDonald’s có dấu hiệu phạm luật vì “những thông số hóa-vật lý không phù hợp”.

Nga là một quốc gia nổi tiếng với việc bảo vệ người tiêu dùng thường dính dáng đến các động cơ chính trị. Trong những năm gần đây, cơ quan an toàn thực phẩm Nga đã cấm rượu và nước ở Georgia, thịt Ba Lan và rau quả châu Âu, thường xuất hiện vào các thời điểm diễn ra căng thẳng chính trị.

Một phản ứng chống Mỹ dữ dội chính là mối hiểm họa cho McDonald's, khi mà Nga đang nằm trong Top 7 thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu của McDonald’s. McDonald's cũng không thể quay sang Crimea, việc này đã tạo cơ hội cho các thương hiệu thực phẩm Nga như Rusburger và thịt băm phô mai Czar ở địa phương có dịp ăn nên làm ra.

Ngân hàng Raiffeisen

Ở lĩnh vực tài chính, châu Âu cũng sẽ trắng tay nếu “đóng băng” hệ thống tài chính của Nga. Trong đó ngân hàng Raiffeisen (Áo) và ngân hàng Société Générale (Pháp) là hai ngân hàng có liên đới nhiều nhất với một loạt các nhiễu loạn chính trị ở Nga hiện tại.

Raiffeisen lại là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Nga. Logo của ngân hàng là cái đầu ngựa có hai sọc đen vàng, một cảnh thường thấy tại các đô thị ở Nga kể từ khi ngân hàng bán lẻ này đi vào hoạt động vào năm 1996. Ngân hàng Raiffeisen giành được ¾ lợi nhuận trước thuế vào năm 2013 từ Nga và 13 tỷ Euro trong dư nợ cho Nga vay.

Sự kết hợp từ giá trị giảm của đồng Rúp Nga và đà tăng các khoản vay cũng như sự cạn kiệt từ các thị trường trái phiếu của Nga đã làm cho Raiffeisen trở nên lao đao. Nhiều tổ chức tài chính của châu Âu đang cảm nhận những hệ quả xấu khi Nga rút ra khỏi các thị trường vốn. Các ngân hàng châu Âu đang chiếm ¾ ngân sách vay của Nga, khoảng 155 tỷ USD vào cuối tháng 3/2014, theo các số liệu gần đây từ Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS).

>Nga công bố biện pháp đối phó nếu Mỹ trừng phạt kinh tế
>Trừng phạt kinh tế Nga: Giơ cao đánh khẽ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trừng phạt Nga, các "đại gia" phương Tây ốm đòn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO