"Thế hệ bạc" của Nhật: Tuổi hưu, vai trò không hưu

LAM HỒNG| 13/09/2012 00:09

Quỹ lương hưu trở thành gánh nặng cho Nhật Bản và người già nước này dường như một lần nữa từ chối việc ngồi không an hưởng tuổi già nhưng phải sống bám vào người khác.

Quỹ lương hưu trở thành gánh nặng cho Nhật Bản và người già nước này dường như một lần nữa từ chối việc ngồi không an hưởng tuổi già nhưng phải sống bám vào người khác.

Đọc E-paper

5,7 triệu người Nhật tiếp tục làm việc khi đã qua tuổi 65

Ông Hirofumi Mishima, 69 tuổi, mới trở lại làm việc sau khi về hưu được 3 năm. Mười lăm ngày mỗi tháng, ông Mishima thức dậy vào 4 giờ sáng để vào ca làm việc 8 tiếng rưỡi, giám sát việc cung cấp khí hydro cho xe buýt. “Giữ việc làm thường xuyên là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bây giờ, tôi làm việc cho sức khỏe của tôi. Tôi rất hài lòng với công việc”, ông nói.

Mặc dù tuổi nghỉ hưu của Nhật Bản là 60, nhưng như ông Mishima, hơn 5,7 triệu người già Nhật vẫn tiếp tục làm việc, hoặc vì họ buộc phải làm việc để kiếm sống hoặc đơn giản chỉ muốn được lao động.

Theo Luật Lao động tại Nhật, các công ty tư nhân có thể buộc nhân viên nghỉ hưu ở tuổi 60. Tuy nhiên, theo Cục Thống kê Nhật Bản, 1 trong 5 người cao niên ở nước này đang làm việc, tỷ lệ người già lao động cao nhất trong các nước phát triển.

Do phải đối mặt với mức nợ công nặng nề, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang tìm cách tăng tuổi nghỉ hưu để làm nhẹ bớt gánh nặng lương hưu cho ngân sách quốc gia.

Nhật Bản hiện nay là quốc gia dẫn đầu về tuổi thọ, trung bình là 83 tuổi, và là một trong những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất, tương đương 1,4 trẻ em/1 phụ nữ - dưới mức sinh thay thế và quá thấp để nhanh chóng đảo ngược kích thước dân số lao động.

Theo dữ liệu của Bloomberg, Nhật Bản đang phải vật lộn với các khoản nợ công cao nhất: 11,5 ngàn tỷ USD, tương đương mỗi người dân gánh món nợ 91.911USD. Ông Martin Schulz, một nhà kinh tế cao cấp tại Viện Nghiên cứu Fujitsu ở Tokyo, dự báo chi phí phúc lợi ở Nhật Bản sẽ tăng 36%, tương đương 1,9 ngàn tỷ USD vào năm 2025, bằng 24% tổng sản phẩm quốc nội.

Vì vậy, các nhà lập pháp hy vọng thông qua luật nâng tuổi nghỉ hưu lên 61 tuổi vào tháng 4/2013 và 65 tuổi vào năm 2025. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại Nhật đang phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn này.

Chẳng hạn, Komatsu, công ty thiết bị xây dựng lớn thứ hai trên thế giới, thuê lại 90% người nghỉ hưu với mức lương bị cắt giảm 40% so với lao động thông thường. “Tôi rất hạnh phúc để giữ người lao động về hưu sau tuổi 65, nhưng tôi không nghĩ rằng người già ở độ tuổi này có đủ thể chất để lao động”, ông Kunio Noji, Giám đốc Điều hành, hiện cũng đã 65 tuổi, cho biết.

Yasuchika Hasegawa, năm nay cũng đã 66 tuổi, Giám đốc Điều hành Hãng Dược phẩm Takeda Pharmaceutical và là Chủ tịch của Hiệp hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Nhật Bản, nói rằng, không nên buộc người sử dụng lao động giữ chân công nhân lớn tuổi.

Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nam giới Nhật Bản chỉ thực sự ngưng làm việc ở độ tuổi 70 và phụ nữ là 67. “Lương hưu không đủ để sống thoải mái “, ông Kazuyoshi Hirota, 69 tuổi, làm việc 24 giờ một tuần ở vị trí quản lý nhà chung cư và người gác cổng ở trung tâm Tokyo.

Vợ ông, 70 tuổi, cũng đang làm việc lau dọn cho một trung tâm. “Nó không chỉ là về tiền bạc, mà là ý nghĩa của một cuộc sống nhàm chán không có việc làm”, ông Kazuyoshi Hirota giải thích việc một ông già lụm cụm như ông vẫn làm việc chăm chỉ.

Tỷ lệ người dân Nhật Bản ở độ tuổi trên 65 hiện là 24% và được dự đoán tăng lên 40% năm 2060. Dân số già hóa nhanh từ lâu được coi là nguyên nhân làm chậm tăng trưởng và gây áp lực giảm phát lên kinh tế nước này.

Tuy nhiên, các số liệu gần đây lại chỉ ra chính “thế hệ bạc” này đang giúp Nhật Bản tăng tiêu dùng. Tiêu dùng của người cao tuổi đang được coi là cỗ máy thúc đẩy sản xuất tại Nhật khi thị trường nước ngoài suy giảm với giá trị thị trường lên tới gần 100.000 tỷ yen (1.270 tỷ USD).

Vai trò của họ sẽ còn lớn hơn nữa khi có tới gần 7 triệu lao động thuộc thế hệ 1947-1949 nghỉ hưu vào năm sau. Trong đó, rất nhiều người có thu nhập ổn định và thời gian rảnh rỗi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Thế hệ bạc" của Nhật: Tuổi hưu, vai trò không hưu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO