Tài chính sa cơ, Wharton thất sủng

30/09/2013 01:15

Tỉ phú Warren Buffett có lẽ sẽ rất buồn khi chứng kiến ngôi trường năm xưa mình theo học - Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania - lâm vào tình cảnh ngày hôm nay.

Tài chính sa cơ, Wharton thất sủng

Tỉ phú Warren Buffett có lẽ sẽ rất buồn khi chứng kiến ngôi trường năm xưa mình theo học - Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania - lâm vào tình cảnh ngày hôm nay.

Trường Wharton nhìn từ trên cao
>Trường Đại học Hamburger
>Bài học thương mại hóa nghiên cứu của Đại học Stanford
>
Thủ tục dự tuyển vào các trường đại học của Pháp

Trong 4 năm qua, số đơn xin nhập học vào trường này đã giảm 12%. Trong đó, chương trình MBA nhận chỉ 6.036 đơn xin theo học cho khóa khai giảng vào mùa thu này. Con số này còn ít hơn cả Trường Kinh doanh Stanford, vốn có sỉ số lớp ít hơn phân nửa so với Wharton.

Các chuyên gia trong ngành và các thí sinh theo học trường kinh doanh cho rằng Wharton đã mất đi ánh hào quang khi mối quan tâm của thí sinh ngày nay đã chuyển từ tài chính sang công nghệ và khởi nghiệp.

“Chúng tôi nghe các thí sinh nói rằng họ muốn theo học Stanford hoặc Harvard. Trong khi đó, trước đây họ nhắc đến Standard, Harvard hoặc Wharton”, Jeremy Shinewald, nhà sáng lập mbaMission, một công ty tư vấn tuyển sinh, nhận xét.

Trong 100 năm qua, Wharton đã xây dựng tiếng tăm là một lò đào tạo có tiếng vì đã nhào nặn ra các ông trùm tài chính tại Phố Wall, trong đó có nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đóng cánh cửa tiến thân vào ngành này.

Trường Wharton giữa thập niên 2000 thường xuyên gửi hơn 25% số sinh viên của mình vào làm việc tại các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới chứng khoán. Con số này giờ đã giảm mạnh.

Wharton và các trường kinh doanh danh tiếng khác đã đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách tái cơ cấu lại các khóa học của mình, tăng cường mối dây liên kết với các công ty công nghệ đang hot như Amazon và Google, cũng như tìm kiếm cơ hội về công việc tài chính ở các doanh nghiệp lớn thuộc danh sách Fortune 500.

Trong 100 năm qua, Wharton là một lò đào tạo có tiếng

Tại nhiều trường, nỗ lực này đã đơm hoa kết trái. Trường Kinh doanh Harvard cho biết số đơn xin nhập học vào trường đã tăng 3,9% năm nay. Còn Standard đã tăng được 5,8%.

Trường Kinh doanh Columbia cũng cho biết đã tăng được 6,6%, một sự phục hồi mạnh từ mức giảm tới 19% năm ngoái. Trường Kinh doanh Fuqua của Đại học Duke cũng đã ổn định trở lại sau mức giảm 8,4% năm ngoái. Tuy nhiên, Wharton thì lại đầy thất vọng. Số đơn xin nhập học vào trường này đã giảm 5,8%.

Một số chuyên gia tư vấn tuyển sinh và các giáo sư của Trường Wharton cho biết Trường đã không nỗ lực hết sức, khi tài chính đã không còn là ngành nghề nóng sốt.

Họ cũng cho rằng các động thái gần đây của Wharton, như chiến lược tái định vị thương hiệu bắt đầu triển khai vào mùa xuân năm ngoái, đã không làm gì để giúp Trường lấy lại ánh hào quang ngày trước.

Ankur Kumar, Giám đốc Bộ phận tuyển sinh MBA và hỗ trợ tài chính của Wharton, cho rằng không thể đánh đồng số lượng với chất lượng. Điểm trung bình của các thí sinh thi vào trường Wharton trong kỳ thi khảo thí gọi là GMAT đã tăng 7 điểm trong năm nay, đạt tới 725/750.

“Chúng tôi chú trọng đến chất lượng đầu vào và chất lượng đầu vào này vẫn cao như từ trước đến nay”, bà Kumar nói.

Theo bà, chỉ những ai thực sự muốn học trường Wharton thì mới nộp đơn. Bà cũng cho biết tỉ lệ hồ sơ được chấp nhận trong tổng số hồ sơ đăng ký đã tăng 7 điểm phần trăm trong năm nay, một mức kỷ lục, nhưng bà lại không tiết lộ con số là bao nhiêu.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tư vấn về giáo dục lại kể một câu chuyện khác. Cựu sinh viên Wharton, ông Eliot Ingram, hiện là Tổng Giám đốc của công ty tư vấn tuyển sinh Clear Admit, cho biết năm nay một khách hàng của Công ty đã từ chối học bổng 70.000 USD của trường Wharton để theo học trường Harvard vì anh ta cảm thấy trường Harvard có thương hiệu toàn cầu mạnh hơn.

Wharton đã nắm giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng Top MBA của BusinessWeek từ năm 1994 đến năm 2000 (bảng xếp hạng này được BusinessWeek thực hiện 2 lần mỗi năm) - thời điểm Trường Kinh doanh Kellogg của Đại học Northwestern đã lật đổ ngôi vị của Wharton. Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago đã giữ vị trí này kể từ năm 2006.

Số hồ sơ xin theo học chương trình MBA toàn thời gian tại Wharton đã giảm 12% trong 4 năm qua.

Để thu hút các học viên mới, bà Kumar giờ đang tổ chức các sự kiện tuyển sinh cho những ai thích khởi nghiệp và những sinh viên có hứng thú đối với những ngành nghề như bán lẻ và bất động sản. Tháng 9 này, Wharton cũng đã giới thiệu một kênh radio vệ tinh về quản trị kinh doanh phối hợp với Sirius XM Radio Inc.

Fiona Fong cho biết cô rất thích chương trình marketing cũng như giáo trình học nhấn mạnh vào phân tích dữ liệu của Wharton. Khi còn là sinh viên, cô đã từng làm marketing tại hãng mỹ phẩm Estée Lauder Cos. và đang rất mong muốn được quay lại nghề này.

“Khi bạn tốt nghiệp trường Wharton, bạn sẽ có được cái tiếng rằng bạn có thể xử lý mọi số liệu và công việc phân tích”, Fong nói. Fong hiện đang học năm thứ hai tại Wharton.

Vào cái năm sau Fong đăng ký nhập học, Wharton đã đưa phần thảo luận nhóm vào quy trình tuyển sinh của mình, yêu cầu các ứng viên phải thể hiện khả năng lãnh đạo và khả năng làm việc theo nhóm trước các đại diện tuyển sinh.

Phó Hiệu trưởng trường Wharton, ông Howard Kaufold cho rằng: “Đó có lẽ là lý do khiến một số thí sinh ngại nộp đơn”.

Dan Lee cho biết anh có thoáng nghĩ đến việc theo học Wharton nhưng rồi anh lại quyết định xem xét các trường khác mà anh tin là có nền tảng đào tạo tốt hơn về quản trị. Cái cốt của Wharton “vẫn là một trường tài chính”, anh nói. Lee hiện là sinh viên năm nhất của Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth.

Virgil Archer, sinh viên năm nhất tại Trường Kinh doanh Anderson thuộc Đại học California, thì cho rằng, Wharton cũng không phải là trường có môi trường tốt về lĩnh vực khởi nghiệp. Và trường Wharton cũng không có tính liên tục.

Chỉ trong thập kỷ qua, Trường đã có tới 4 giám đốc tuyển sinh. “Điều đó chắc chắn sẽ rất khó tạo sức hấp dẫn cũng như tạo ra chiến lược xuyên suốt”, ông Graham Richmond nhận xét. Ông nguyên là một cán bộ về tuyển sinh của Wharton và là nhà sáng lập công ty tư vấn sau đại học Southwark Consulting.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tài chính sa cơ, Wharton thất sủng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO