“Săn” đất ở châu Phi

Nguồn VnEconomy/SGTT| 07/08/2009 06:58

Bấy lâu nay, đất đai ở “lục địa đen” ít được các nhà đầu tư bên ngoài quan tâm vì bị cho là hầu như không có khả năng đem lại lợi nhuận.

“Săn” đất ở châu Phi

Bấy lâu nay, đất đai ở “lục địa đen” ít được các nhà đầu tư bên ngoài quan tâm vì bị cho là hầu như không có khả năng đem lại lợi nhuận.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, đối với nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đất nông nghiệp ở khu vực tiểu sa mạc Sahara của châu Phi là một kênh đầu tư béo bở.

thời gian gần đây, đối với nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đất nông nghiệp ở khu
vực tiểu sa mạc Sahara của châu Phi là một kênh đầu tư béo bở.

Dân số gia tăng, những thay đổi trong thói quen ăn uống và nhu cầu đối với các loại nhiên liệu sinh học đang đưa đất nông nghiệp ở khắp nơi trên thế giới trở thành một kênh đầu tư có khả năng sinh lời tốt. “Trong khi đó, giá đất nông nghiệp ở châu Phi đang ở mức thấp nhất trên thế giới’, bà Susan Payne, giám đốc điều hành của quỹ Emergent Asset Management (EAM), nói.

Theo số liệu của EAM, giá đất nông nghiệp ở khu vực tiểu sa mạc Sahara là 800-1.000 USD/hecta, so với mức 5.000-6.000 USD/hecta ở Brazil, 7.000 USD/hecta ở Mỹ, 18.000 USD/hecta ở Anh, và 22.000 USD/hecta ở Đức.

Hiện quỹ đầu tư EAM của bà Payne đang làm thủ tục mua và thuê tổng số 50.000 hecta đất tại nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Mozambique, South Africa, Botswana, Zambia, Angola, Swaziland, và Cộng hòa Congo. Bà Payne khẳng định, vụ đầu tư này sẽ giúp tạo ra những vụ mùa tốt hơn và tạo việc làm cho người dân ở các quốc gia nói trên.

Tuy vậy, hoạt động mua và thuê đất tại châu Phi của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quỹ EAM, đã châm ngòi cho một làn sóng chỉ trích rằng các nhà đầu tư, các tập đoàn và các quốc gia bên ngoài đang thực hiện một cuộc “xâm chiếm đất đai” ở châu Phi.

Cuộc khủng hoảng giá lương thực năm ngoái đã dẫn tới nhiều cuộc bạo loạn ở hàng loạt quốc gia, buộc các chính phủ phải chú trọng hơn vấn đề an ninh nguồn cung lương thực. Nhiều quốc gia thiếu đất canh tác như Saudi Arabia, Hàn Quốc, Kuwait… đã tìm cách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở châu Phi.

Bà Payne cho biết, điểm khác biệt giữa hoạt động đầu tư của công ty bà so với các nhà đầu tư khác là EAM sẽ sử dụng công nhân địa phương và trước mắt chưa xuất khẩu số lương thực sản xuất ra. “Chúng tôi không đưa công nhân nông nghiệp của mình vào hay sau đó chuyển đi toàn bộ số lương thực sản xuất được. Bởi thế, người địa phương ở đây muốn sự xuất hiện của chúng tôi”, bà Payne nói.

Cũng theo bà Payne, người dân địa phương sẽ được lợi từ việc tiếp cận với các kỹ thuật làm nông nghiệp mới, các loại hạt giống và công nghệ mới mà công ty của bà đem tới. Thêm vào đó, các đối tác của EAM cũng trả lương cho công nhân địa phương cao trên mức trung bình.

Bà Payne cho rằng, các nhà đầu tư đã quá đề cao những lời chỉ trích “xâm chiếm đất đai” nhằm vào các vụ đầu tư vào đất nông nghiệp ở châu Phi. Bà cho rằng, những quan điểm như vậy là dựa trên cách nhìn đã lỗi thời về các chính phủ châu Phi, và rằng 70% các chính phủ ở châu Phi là các chính phủ dân chủ và lãnh đạo nền kinh tế tốt hơn trước dây.

Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào đất nông nghiệp ở châu Phi, sự thận trọng với các vấn đề chính trị là không thừa.

Đầu năm nay, công ty Daewoo Logistics của Hàn Quốc đã buộc phải từ bỏ một dự án thuê đất ở Madagascar để trồng ngô. Tổng thống mới của Madagascar đã không chấp nhận thỏa thuận cho thuê đất này vì phải đối mặt với những lời chỉ trích cho rằng người dân địa phương đã không được nêu ý kiến của mình.

Liên hiệp quốc và các cơ quan khác thì cảnh báo rằng, những người chủ đất nhỏ ở châu Phi vốn thường không có quyền chính thức với mảnh đất mà họ canh tác, rốt cục có thể rơi vào cảnh trắng tay. Các cơ quan này cho biết, mặc dù nhiều nước châu Phi đã có luật đất đai tiến bộ, đưa tiếng nói của người dân địa phương vào các vấn đề đất đai, nhưng vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa luật và thực tế.

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế (IFPRI) có trụ sở ở Washington, Mỹ, thì cho rằng, thế mạnh mặc cả trong các vụ mua bán đất đai ở châu Phi thường thuộc về phía các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi nhà đầu tư nước ngoài được chính phủ địa phương ủng hộ.

“Do nhà nước thường là chủ sở hữu đất đai chính thức, nên người dân nghèo chịu rủi ro bị mất đất vào tay các nhà đầu tư nước ngoài mà không được tham vấn hay trả tiền”, IFPRI nhận định trong một báo cáo gần đây.

Các cơ quan phát triển cho rằng, sự minh bạch trong các vụ mua bán đất đai ở châu Phi là cần thiết, vị các thỏa thuận này tới nay vẫn thường được ký kết trong bí mật.

Cuộc họp tháng 7 vừa qua của G8 đã cam kết sẽ xây dựng một đề xuất các quy tắc đối với việc mua đất ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tổ chức chống nghèo Action Aid cho rằng, làm như vậy là chưa đủ và kêu gọi Liên hiệp quốc thiết lập một đạo luật dành cho vấn đề này.

Lưu ý Algeria

Về thị trư­ờng theo nư­ớc kỳ đầu tháng 7, top năm n­ước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là Senegal chiếm 23,46%, Mozambique là 14,34%, Congo 12,71%, Nam Phi 8,19% và Nigeria 8,09%.

Tuy không nằm trong top, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá Algeria đang là một thị tr­ường xuất khẩu có tiềm năng lớn của châu Phi. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu n­ước này lên tới trên 39 tỉ USD, trong đó kim ngạch nhập hàng thực phẩm là 7,7 tỉ USD. Trong những năm tới, Algeria vẫn phải nhập khẩu thực phẩm vì sản xuất trong n­ước chỉ đáp ứng đ­ược khoảng 30%. Algeria có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào và dự trữ vàng đảm bảo nguồn tài chính cho nhập khẩu trong thời gian dài.

Trong khi đó, thị phần của Việt Nam tại Algeria còn rất nhỏ (kim ngạch năm cao nhất đạt trên 97 triệu USD, chiếm khoảng 0,25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Algeria). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Algeria trong những năm qua là: cà phê, gạo, hạt tiêu, thuỷ sản, giày dép, may mặc. Các mặt hàng có tiềm năng khác mà các doanh nghiệp cần chú ý khai thác, theo bộ Công th­ương là vật liệu xây dựng, máy tính, đồ điện gia dụng, điện tử và linh kiện.

Vẫn là nông, thuỷ sản và dệt may

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thư­ơng mại lưu ý một số thông tin khi xuất khẩu vào châu Phi. Senegal tiêu thụ gạo nhiều nhất trong kỳ vừa qua và phổ biến là nhập khẩu gạo 100% tấm. Giá gạo loại này tăng nhẹ so với kỳ trư­ớc, tuy nhiên đã giảm về l­ượng. Đứng thứ hai là Congo, n­ước này tiêu thụ chủ yếu là gạo 25%, giá loại gạo này giảm nhẹ mạnh 10% trong kỳ vừa qua. Về thuỷ, hải sản, Algeria đang là thị tr­ường tiêu thụ hải sản lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, chủ yếu là cá tra philê đông lạnh.

Về hàng dệt may, màn tuyn có tẩm thuốc chống muỗi vẫn đ­ược các nư­ớc tiêu thụ mạnh nh­ư Nigeria, Kenya, Zambia và Burundi. Thị trư­ờng Nam Phi vẫn đ­ược coi là thị tr­ường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng dệt may của Việt Nam, trong kỳ vừa qua n­ước này có nhập khẩu thêm quần soọc nữ màu trắng và găng tay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Săn” đất ở châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO