Nước càng nghèo, càng nhiều tham nhũng

LÊ NGUYỄN tổng hợp/DNSGCT| 23/07/2013 00:09

Vào đầu tháng 7,Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI: Transparency International) đã công bố bản báo cáo về tham nhũng toàn cầu với nhiều chi tiết mới về tệ nạn này trong đời sống quốc gia và quốc tế.

Nước càng nghèo, càng nhiều tham nhũng

Vào đầu tháng 7, tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI: Transparency International) đã công bố bản báo cáo về tham nhũng toàn cầu với nhiều chi tiết mới về tệ nạn này trong đời sống quốc gia và quốc tế.

Đọc E-paper

Một cuốc biểu tình chống tham nhũng tại Ấn Độ

Để có được bản báo cáo trên, TI đã phỏng vấn hơn 114 ngàn người ở 107 quốc gia, kết quả là có đến 54% những người được hỏi tin rằng chính phủ của họ đang bị kiểm soát phần lớn hay toàn phần bởi một số tổ chức hoạt động chỉ vì quyền lợi của tổ chức đó. Có 27% người trả lời thú nhận họ đã thực hiện hành vi hối lộ cơ quan công quyền trong vòng 12 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng phản ánh sự khác biệt to lớn của mức độ hối lộ, tham nhũng ở từng quốc gia.

Chẳng hạn ở Úc, Đan Mạch, Phần Lan và Nhật Bản, chỉ 1% số người được phỏng vấn xác nhận từng hối lộ cho giới chức công quyền trong vòng một năm qua. Nhưng ở những nước nghèo, đặc biệt tại châu Phi, hơn 60% những người được hỏi sống ở Cameroon, Kenya, Liberia, Libya, Mozambique, Sierra Leone, Uganda và Zimbabwe từng hối lộ ít nhất một lần trong năm. Riêng Yemen, số người hối lộ lên đến gần ba phần tư.

Phân tích số viên chức, ngành nghề nhận hối lộ ở các quốc gia có người được phỏng vấn, kết quả cho thấy 31% số người được hỏi từng hối lộ cho cảnh sát, 24% hối lộ cho ngành tòa án. Riêng ở một số nước như CHDC Congo, Ghana, Indonesia, Kenya, Liberia, Nigeria và Sierra Leone, số người từng hối lộ lên đến 75% hay hơn nữa.

Kế hai ngành nổi cộm trên là ngành dịch vụ đăng ký, đặc biệt là đăng ký và chuyển nhượng đất đai. TI ghi nhận tình trạng tham nhũng, hối lộ diễn ra nặng nề nhất tại những xã hội vừa kết thúc xung đột hoặc những quốc gia đang trong thời kỳ chuyển tiếp như Afghanistan, Campuchia, Iraq, Liberia, Pakistan, Sierra Leone..phần lớn đang trải qua tình trạng thiếu đói, kém dinh dưỡng.

Sau những ngành nghề trên là ngành y tế (17%), giáo dục (16%). Ngoài ra, 64% số người trả lời cuộc phỏng vấn cũng tin rằng mối quan hệ cá nhân giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tỷ lệ này lên đến hơn 80% ở những nước Israel, Ý, Lebanon, Malawi, Morocco, Nepal, Paraguay, Nga, Ukraine và Vanuatu.

Nếu tính đến các định chế quan trọng trong đời sống quốc gia thì đảng phái chính trị là nơi tham nhũng bậc nhất, đạt bình quân 3,8 trên thang điểm từ 1 đến 5. Sau đó là cảnh sát với 3,7 điểm, công chức, nghị viện, tòa án, đồng điểm 3,6; dịch vụ y tế 3,3 điểm, hệ thống giáo dục 3,2 điểm, truyền thông 3,1 điểm, quân sự 2,9 điểm, các tổ chức phi chính phủ (NGO) 2,7 điểm và các cơ sở tôn giáo 2,6 điểm. Số người cho các đảng phái chính trị nhiều điểm tham nhũng cao nhất cư trú ở 51 quốc gia, có thể kể: Argentina, Brazil, Anh, Canada, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Uruguay… Số người cho ngành cảnh sát có điểm tham nhũng cao nhất sống ở 36 nước, trong đó có Bangladesh, Bolivia, Ai Cập, Ethiopia, Ghana, Indonesia, Kenya, Malaysia, Venezuela…

Ngày nay, tình trạng hối lộ, tham nhũng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các tổ chức quốc tế, mà ngay cả trong cư dân một nước và ngày càng có nhiều nguy cơ gây bất ổn cho xã hội. Rõ ràng là tham nhũng và hối lộ đang là những nguy cơ rất lớn đe dọa làm băng hoại đời sống cộng đồng, làm phong phú thêm núi tài sản của những thành phần công dân giàu có, quyền lực và tước đoạt đi những đồng tiền ít ỏi của các giai tầng nghèo khó trong xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nước càng nghèo, càng nhiều tham nhũng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO