Nhận diện "nhóm 1%" của Trung Quốc

21/09/2012 05:15

Với một số người sự lớn mạnh của Trung Quốc chỉ đơn giản là tiền và rất nhiều tiền và với nhóm 1% giàu có nhất Trung Quốc thì đó là may mắn của họ.

Nhận diện

Với một số người sự lớn mạnh của Trung Quốc chỉ đơn giản là tiền và rất nhiều tiền và với nhóm 1% giàu có nhất Trung Quốc thì đó là may mắn của họ.

Khi kinh tế Trung Quốc cất cánh, hình ảnh quốc gia này bị những đường chân trời với cần trục và các tòa nhà có mặt tiền bằng kính chiếm lĩnh, chứng tỏ Trung Quốc đã đạt tầm cỡ thế giới và nước này cũng muốn các đối thủ cạnh tranh của họ biết về điều đó.

Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng đi kèm với cuộc cách mạng trong đời tư của người dân và điều đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Với một số người, kinh tế tăng trưởng mạnh là một tấm vé thoát khỏi nông thôn để tới với một trong những trung tâm sản xuất ở các thành phố như Thâm Quyến, Trùng Khánh và Thiên Tân.

Cuộc sống tại một trong những thành phố bùng nổ này có thể rất khắc nghiệt nhưng lương cao đã cho phép người dân Trung Quốc bình thường cải thiện mức sống và những người trong gia đình họ ở làng quê lại bị tụt hậu.

Với một số người khác, sự lớn mạnh của Trung Quốc chỉ đơn giản là tiền và rất nhiều tiền. Dẫu vậy, với bất kỳ định nghĩa nào, sự tăng trưởng của Trung Quốc cũng tạo nên sự phát triển ở vùng nông thôn không bình đẳng và những phát triển kinh tế trong hơn ba thập niên qua cũng không được phân bố đồng đều. Thay vào đó, nó đổ vào những người đã giàu có, nhiều quan hệ và đôi khi là khôn ngoan.

Dưới đây là chân dung của 1% dân số giàu có ở Trung Quốc:

Wu Xie'en, trưởng làng

Wu Xie'en là bí thư đảng ủy kiêm trưởng làng Huaxi, ngôi làng giàu có nhất tại Trung Quốc. Ông này và gia đình có quyền lực gần như là tuyệt đối tại ngôi làng kiểu mẫu này.

Huaxi nổi tiếng là "ngôi làng số 1 dưới bầu trời". Huaxi, tại tỉnh Giang Tô, là nơi có đủ các bản sao như thật của Vạn lý Trường thành, Quảng trường Thiên An Môn, Khải Hoàn Môn và điện Capitol của Mỹ.

Yin Mingshan, Chủ tịch kiêm người sáng lập tập đoàn Lifan

Yin Mingshan, Chủ tịch kiêm người sáng lập tập đoàn Lifan, chuyên sản xuất ô tô và xe máy tại đại đô thị Trùng Khánh. Xe của hãng này sản xuất ra chủ yếu cho thị trường Trung Quốc và là món hàng mà nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu mới có thể mua được.

Công ty của ông này rất thành công và Yin là một trong những người giàu có nhất ở Trung Quốc.

Chen Jun hay còn gọi là Kirk Chen, tổng giám đốc câu lạc bộ du thuyền 9 con rồng

Kirk Chen là một thành viên của gia tộc sở hữu 9 con rồng, một trong những câu lạc bộ chọn lọc thành viên nhất tại Pinghu, Chiết Giang. Công ty này sở hữu một sân gôn 27 lỗ, một câu lạc bộ polo và một bến du thuyền đặc biệt, Kirt Chen là tổng giám đốc bến du thuyền và câu lạc bộ du thuyền.

Anh chàng này thích khoe chiếc xe thể thao Lamborghini và thường đậu nó ở ngoài câu lạc bộ.

Jin Yu Xi hay Yue-Sai Kan, nhà sản xuất truyền hình, phát thanh viên, doanh nhân

Yue-Sai Kan là một ngôi sao lớn ở Trung Quốc. Tạp chí People từng viết, bà này là người phụ nữ Trung Quốc nổi tiếng nhất còn sống. Yue-Sai Kan là nhà sản xuất truyền hình, phát thanh viên ở Thượng Hải.

Bà đã viết 4 cuốn sách, và thành lập công ty mỹ phẩm lớn đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1989. Sau đó, công ty mỹ phẩm của bà được bán cho L'Oreal nhưng người phụ nữ này vẫn nắm giữ nhiều cổ phần trong công ty và là gương mặt đại diện của nó.

Xia Yang, Chủ tịch, chủ câu lạc bộ polo Sunny Times Bắc Kinh, doanh nhân

Xia Yang là chủ sở hữu kiêm Chủ tịch câu lạc bộ polo Sunny Times Bắc Kinh. Tại câu lạc bộ của ông này ở ngoại ô Bắc Kinh, hàng chục con ngựa sống trong các chuồng nuôi tuyệt đỉnh.

Môn polo biến mất khỏi Trung Quốc trong thời cách mạng văn hóa nhưng sau khi xem Thái tử Anh Charles chơi môn này, ông Xia đã quyết tâm đưa nó trở lại Trung Quốc.

"Ở phương Tây, polo là môn thể thao quý tộc...Trung Quốc không có quý tộc nhưng chúng tôi có nhiều người giàu lên rất nhanh. Tôi muốn khuyến khích họ cư xử như những quý ông và chơi polo là một phần của nó", ông Xia nói.

Wu Xiangbing, Giám đốc học viện golf

Wu Xiangbing là giám đốc học viện golf Mission Hills Golf Club ở Guanlan, câu lạc bộ golf danh tiếng nhất Trung Quốc. Ông từng là vận động viên chuyên nghiệp và 4 lần vô địch giải golf toàn Trung Quốc.

Golf đã trở thành một môn thể thao được ưa chuộng tại Trung Quốc trong vài năm qua nhưng hiện giờ nó vẫn trong giai đoạn sơ khai. Ước tính về số lượng người chơi golf ở Trung Quốc là rất đa dạng nhưng vào khoảng 300.000 tới 3 triệu người. Và, đây là cơ hội để kiếm tiền.

Ma Jing và Li Haifeng, chủ đế chế kinh doanh 8 vị bất tử ở Penglai

Ma Jing, con gái một giám đốc và chồng là Li Haifeng là những người quyền lực nhất ở Penglai và là chủ một đế chế kinh doanh. Họ tự gọi mình là "cặp đôi ma thuật".

Dự án mới nhất của cả hai là xây dựng một khu liên hợp khách sạn đắt tiền theo phong cách cung điện. Ma mô tả dự án của bà là câu trả lời của Trung Quốc với Versailles, trọng tâm của đế chế kinh doanh mà bà cùng chồng dựng lên.

Ma bất tuân lời cha khi kết hôn với ông Li và từ bỏ công việc bác sĩ để lao vào kinh doanh với chồng, một nhà hàng là bước đầu trong việc xây dựng đế chế của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhận diện "nhóm 1%" của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO