Ngày Cách mạng thời trang: Mặc có trách nhiệm

THỤY KHA| 07/05/2015 06:35

Thảm họa tại Bangladesh đã thay đổi cơ bản nhận thức của ngành công nghiệp dệt may và thời trang thế giới về phát triển bền vững.

Ngày Cách mạng thời trang: Mặc có trách nhiệm

Thảm họa tại Bangladesh đã thay đổi cơ bản nhận thức của ngành công nghiệp dệt may và thời trang thế giới về phát triển bền vững.

Đọc E-paper

Hai năm trước, 1.133 người đã chết trong thảm họa sập Trung tâm Rana Plaza ở Dhaka, Bangladesh. Nó được coi là thảm họa đẫm máu nhất trong lịch sử ngành may mặc thế giới.

Để nhắc nhớ thảm kịch này, ngày 24/4 hằng năm được chọn là Ngày Cách mạng thời trang. Trong ngày này, các chiến dịch truyền thông xã hội kêu gọi người tiêu dùng trên toàn thế giới đặt câu hỏi về xuất xứ quần áo mà họ mua sắm và đang mặc trên người.

Có hàng ngàn sự kiện liên quan diễn ra tại 71 quốc gia. Đặc biệt, những người ủng hộ trên toàn thế giới kêu gọi mặc quần áo để lộ nhãn rồi gửi ảnh lên các phương tiện truyền thông xã hội với hashtag # whomademyclothes.

"Có một số lượng lớn người tiêu dùng muốn trả lời câu hỏi quần áo họ đang mặc có nguồn gốc từ đâu", Melinda Tually, điều phối thời trang Ngày Cách mạng thời trang tổ chức tại Úc, cho biết.

Ngày Cách mạng thời trang tiêu biểu cho xu hướng nâng cao ý thức xã hội của các nhà sản xuất dệt may và người tiêu dùng. "Chúng tôi muốn sử dụng sức mạnh của thời trang để truyền cảm hứng cho một sự thay đổi lâu dài trong ngành công nghiệp thời trang và kết nối các chuỗi cung ứng trong mục tiêu phát triển bền vững", Melinda Tually.

Tại thời điểm mua một chiếc áo, hầu hết chúng ta không nhận thức được các quy trình và các tác động liên quan đến chiếc áo này. Bằng cách yêu cầu người tiêu dùng, các nhà thiết kế, nhãn hiệu, và tất cả những ai quan tâm trả lời câu hỏi đơn giản: "Ai làm quần áo của tôi?", những nhà hoạt động xã hội trong Ngày Cách mạng thời trang muốn tạo ra một sự thay đổi trong quan điểm tiêu dùng và sẽ dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về trách nhiệm xã hội của các cộng đồng.

Thực tế, thảm họa tại Rana Plaza phơi bày những mảng đen của ngành dệt may là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất nhì thế giới và sản xuất bông liên quan đến nhiều trẻ em và lao động cưỡng bức hơn bất kỳ sản phẩm chế tạo khác.

Vụ việc Rana Plaza đã dẫn tới gần 70 thương hiệu châu Âu, bao gồm: Mango, H&M, Primark, Inditex, Tesco và Carrefour, đều ký kết một hiệp ước yêu cầu các nhà cung cấp người Bangladesh thường xuyên kiểm soát và ngưng kinh doanh nếu không tuân thủ quy định về an toàn lao động cũng như phát triển bền vững.

Một loạt các cửa hàng bán lẻ của Mỹ, bao gồm: Gap, Sears, Target và Walmart, tuyên bố chịu trách nhiệm về chương trình an toàn trị giá 42 triệu USD. Các công ty này yêu cầu tất cả các xưởng của các công ty bán lẻ phải được kiểm tra trong năm đầu tiên, đi kèm với những tiêu chuẩn an toàn và các khoản cho vay để cải thiện tình trạng an toàn của xưởng.

Các nhà bán lẻ thời trang phương Tây đã công bố đóng góp 1,1 triệu USD ủng hộ các cam kết của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền của người lao động...

>Thị trường thời trang thế giới: "Nhất nam viết hữu..."
>Nữ tỷ phú xinh đẹp của làng thời trang thế giới
>
Những tên tuổi Việt trong làng thời trang thế giới
>12 tỷ phú của làng thời trang thế giới

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngày Cách mạng thời trang: Mặc có trách nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO