Kinh tế thế giới 2014 sẽ tăng trưởng chậm

LÊ NGUYỄN tổng hợp/DNSGCT| 21/01/2014 00:15

Theo báo cáo nhan đề “Hiện tình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2014” (WESP) do Liên Hiệp Quốc công bố, năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cao hơn năm 2013 (3% so với 2,1%).

Kinh tế thế giới 2014 sẽ tăng trưởng chậm

Theo báo cáo nhan đề “Hiện tình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2014” (WESP) do Liên Hiệp Quốc công bố, năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cao hơn năm 2013 (3% so với 2,1%).

Đọc E-paper

Phần lớn các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục nỗ lực trong một cuộc chiến chống lại hậu quả lâu dài của cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát vào năm 2008. Năm 2013, nền kinh tế Mỹ chỉ đạt mức tăng trưởng 1,6% so với 2,8% của năm 2012, sang năm 2014 sẽ khá hơn, ở mức 2,5%.

Sự siết chặt về mặt thuế khóa và nhiều bế tắc trong vấn đề ngân sách đã tác động bất lợi lên tăng trưởng kinh tế của nước này. Các chính sách về tiền tệ tỏ ra hợp lý, nhưng tác động lên giá trị cổ phiếu nhiều hơn là kích thích kinh tế. Tây Âu vừa bước ra khỏi bóng tối của suy thoái vào quý II-2013 nhờ hoạt động xuất khẩu, nhưng đầu tư còn suy yếu và nạn thất nghiệp vẫn tăng cao.

> “Bom nổ chậm” đe dọa kinh tế thế giới
> Điểm 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong năm 2013
> 10 dự báo đáng chú ý về kinh tế thế giới 2014

Mức tăng trưởng GDP của Liên minh châu Âu (EU) sẽ từ -0,1% của năm 2013 lên mức 1,4 % trong năm 2014, chưa thể cao hơn do các yếu tố: chính sách khắc khổ tuy đã giảm mức độ, nhưng vẫn còn là một cản trở cho phát triển, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài khu vực còn thấp, các điều kiện cho vay vẫn còn chặt chẽ ở một số nước, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Riêng khối EU, trong khi Anh, Ireland và Đức có mức tăng trưởng tương đối mạnh, thì các quốc gia từng trải qua khủng hoảng như Síp, Hy Lạp và Bồ Đào Nha vẫn yếu trong năm 2014. Riêng Nhật Bản, đã từ mức tăng trưởng âm -0,6% năm 2011, lên 1,9% trong hai năm 2012 và 2013 nhờ các gói kích thích kinh tế, hoạt động hữu hiệu của ngân hàng trung ương và sự đầu tư các công trình công cộng. Tuy nhiên năm 2014, nền kinh tế thứ ba thế giới này chỉ đạt mức tăng trưởng 1,4%.

Ở các nước đang phát triển, châu Phi tiếp tục phát triển tốt, từ mức 4% trong năm 2013 lên 4,7% trong năm 2014. Triển vọng phát triển của châu lục này dựa vào sự cải tiến của nền kinh tế toàn cầu và môi trường kinh doanh trong khu vực, mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và đầu tư với các nền kinh tế đang lên.

Điều đặc biệt là sự phát triển trong trung hạn của châu Phi còn xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng cao, do sự xuất hiện của một tầng lớp người tiêu thụ mới, hệ quả của chính sách đô thị hóa và sự gia tăng thu nhập bình quân chung. Riêng các nước Đông Á, sau năm 2012 đi xuống (tăng trưởng 5,9% so với 7,1% của năm 2011), năm 2013 đã gượng lại được, với mức tăng 6%. Khu vực này chưa thể phát triển nhanh trong năm 2014, dự kiến chỉ 6,1%, do nhu cầu nhập hàng hóa từ các nước phát triển đang suy yếu, cũng như do chính sách của Trung Quốc muốn điều chỉnh cho tốc độ tăng trưởng chậm lại.

Riêng Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Thương mại (Cebr) dự báo mức độ tăng trưởng sẽ từ 5% (2013) lên 5,8% (2014). Nửa sau năm vừa qua, khu vực này bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái ở Thái Lan và chính sách làm chậm đà tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy trong năm 2014, kinh tế Thái Lan sẽ hồi phục và mức cầu trên thị trường Trung Quốc sẽ tăng.

Cebr dự báo tăng trưởng của Thái Lan sẽ từ mức 3,4% (2013) lên 4,4% (2014) nhờ thị trường tiêu dùng đã khá hơn và xuất khẩu tăng. Malaysia có tỷ lệ tăng trưởng 4,6% trong năm 2013, nhưng sang năm 2014 có thể chỉ còn 4,2%. Nền kinh tế lớn nhất ASEAN là Indonesia đạt mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2013, nhưng năm nay sẽ giảm còn 5,6%

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế thế giới 2014 sẽ tăng trưởng chậm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO