![]() |
Sau cuộc khủng hoảng nợ cách đây hơn hai thập kỷ, đồng đô la dầu mỏ (petrodollar) đang trở lại thao túng sự mất cân bằng thương mại toàn cầu.
![]() |
Khủng hoảng nợ 1982 bắt nguồn từ những đồng petrodollar. Nguyên nhân là sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ với giá dầu tăng vọt trong thập kỷ 70 của thế kỷ trước, các quốc gia Trung Đông đã gửi những khoản tiền kếch xù từ khai thác dầu vào các ngân hàng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng sụt giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các nước công nghiệp phát triển khiến các ngân hàng này đã phải tìm kiếm những đối tượng vay mới. Trong cùng thời gian đó, giá dầu leo thang đã làm cho thâm hụt thương mại ở các nước đang phát triển ngày càng lớn, khiến họ cần một khoản tiền vay lớn từ bên ngoài để bù đắp, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ trên diện rộng.
Hiện tượng petrodollar cũng đang trở lại với cuộc khủng hoảng nợ hiện tại. Các nước xuất khẩu dầu mỏ với thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao chính là nguyên nhân gây mất cân bằng toàn cầu, chứ không phải Trung Quốc.
Chẳng hạn, theo đánh giá, một trong những yếu tố chính dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ là thặng dư từ xuất khẩu dầu - được hưởng lợi rất lớn từ giá dầu cao. Năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức thặng dư kỷ lục sẽ là 740 tỷ USD, ba phần năm trong số này sẽ đến từ Trung Đông.
Thặng dư petrodollar ít được chú ý hơn thặng dư thương mại do Trung Quốc gây ra vì chỉ một phần nhỏ của nó đi vào dự trữ chính thức, còn phần lớn đi vào các khoản đầu tư ẩn danh. Các quốc gia Trung Đông mua trái phiếu kho bạc thường qua trung gian ở London, rất nhiều tiền đã được đầu tư vào chứng khoán, các quỹ phòng hộ, vốn chủ sở hữu tư nhân...
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, các nước tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới có thể phải chi kỷ lục 2.000 tỷ USD trong năm nay để nhập khẩu dầu mỏ, nếu giá dầu thô không giảm. Tác động của giá dầu cao đối với nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào việc các nhà xuất khẩu dầu chi tiêu hay tiết kiệm petrodollar.
![]() |
Nếu đưa petrodollar trở lại bằng cách mua hàng hóa từ các nước nhập khẩu dầu, thì kinh tế toàn cầu có vùng đệm an toàn. Nhưng tình huống sẽ tiêu cực nếu các quốc gia này trữ lại phần lớn petrodollar.
Sau cú sốc giá dầu trong những năm 1970, khoảng 70% của gia tăng doanh thu xuất khẩu đã được chi cho nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nhưng nghiên cứu của IMF cho thấy, con số này giảm dưới 50% trong ba năm qua.
Theo nghiên cứu của IEA trong mỗi đồng đô la Mỹ chi cho nhập khẩu dầu từ các nước OPEC năm ngoái chỉ có 34 cent trở lại trong xuất khẩu; trong khi Liên minh Châu Âu là hơn 80 cent; còn đối với Trung Quốc là 64 cent.
Chính vì lưu trữ nhiều petrodollar, Ả-rập Xê-út chuyển thặng dư tài khoản vãng lai 26% của GDP năm 1980 thành thâm hụt thương mại 13% vào năm 1983. Trong khi số liệu thống kê cho thấy, thặng dư tích lũy Kuwait trong thập kỷ qua tăng gần 200% GDP vào năm ngoái.
Các công cụ chính sách hiệu quả nhất để giảm thặng dư tài khoản hiện tại của nước xuất khẩu dầu là chi tiêu công. Bởi vì, tăng chi tiêu công có thể giúp các nền kinh tế đa dạng hóa từ dầu.
Điều đó sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế trong tương lai và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho khu vực tư nhân dân số trẻ, đang phát triển. Để duy trì ổn định xã hội, các chính phủ cần phải chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và trợ cấp xã hội.
Một số nước xuất khẩu dầu, chẳng hạn như Nga và Nigeria, đang cân bằng ngân sách hiệu quả. Tuy nhiên, các nền kinh tế vùng Vịnh lại đang tràn ngập tiền mặt. Kể từ năm 2005 Ả-rập Xê-út, Kuwait đã tăng chi tiêu công 7 - 8% GDP, nhưng dự kiến thặng dư ngân sách của ba quốc gia dầu mỏ này vẫn trên 15% trong năm nay.
Ý KIẾN CỦA BẠN