"Đặt cược" vào USD

THỤY KHA| 27/04/2016 01:27

Sau tháng 3 với đà tăng giá mạnh nhất trong 7 năm qua, các đồng tiền của châu Á đang trên đà mất giá so với USD.

Sau tháng 3 với đà tăng giá mạnh nhất trong 7 năm qua, các đồng tiền của châu Á đang trên đà mất giá so với  USD.

Đọc E-paper

Theo Blooomberg, các công ty quản lý tài chính cho giới giàu có tại châu Á đang khuyên khách hàng mua vào USD khi nhiều đồng tiền trong khu vực bắt đầu đà mất giá. Chẳng hạn, Credit Suisse Group AG đang tư vấn cho khách hàng cá nhân nên "đặt cược" vào đồng bạc xanh trong một rổ các đồng tiền khu vực gồm won Hàn Quốc, đôla Đài Loan, baht Thái Lan và peso Philippines. UBS Group AG khuyên mua vào USD thay vì đồng đôla Singapore hay đồng yên Nhật.

Stamford Management Pte, đang giám sát khoảng 250 triệu USD cho giới triệu phú tại châu Á, cũng thúc giục khách hàng mua USD mỗi lần tỷ giá đồng bạc xanh giảm xuống dưới 1,35 đô la Singapore...

Diễn biến này diễn ra vào thời điểm Cơ quan Tiền tệ Singapore (MSA) ngày 14/4 bất ngờ nới lỏng chính sách tiền tệ, làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi.

Một đánh giá cho thấy, 10 đồng tiền châu Á, không gồm đồng yên, đã giảm 0,1% trong tháng 4. Chỉ số Bloomberg-JPMorgan Asia Dollar Index tăng 1,9% trong ba tháng đầu năm nay, mức tăng đầu tiên trong 7 quý, khi các nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược vào thời điểm Mỹ nâng lãi suất.

"Bây giờ chúng tôi nhìn thấy cơ hội tận dụng sức mạnh đồng USD sau khi các đồng tiền châu Á tăng mạnh trong quý đầu tiên. Có những rủi ro là các ngân hàng trung ương châu Á nới lỏng chính sách tiền tệ từ giữa năm nay nếu triển vọng tăng trưởng kinh tế của họ xấu hơn nữa", Koon How Heng, chuyên gia tại Credit Suisse Singapore cho biết.

Các đồng tiền châu Á sẽ giảm giá trở lại khi các biện pháp nới lỏng chính sách bổ sung của Trung Quốc và Nhật Bản có thể đẩy đồng nhân dân tệ và đồng yên xuống các mức thấp nhất kể từ năm 2008. Do đó, theo Bloomberg, đây là thời điểm thích hợp để bán ra các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng won, đồng baht, đôla Đài Loan, Nhân dân tệ và ringgit.

Viễn cảnh về giảm giá của đồng nhân dân tệ Trung Quốc và khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong nửa cuối năm nay sẽ thúc đẩy giá USD, Heng nói.

Tác động từ sự dịch chuyển của đồng nhân dân tệ đối với các đồng tiền thị trường mới nổi tại châu Á là rất rõ rệt, dự báo các đồng tiền này sẽ tiếp tục suy yếu. Trong khi đó, sẽ gia tăng khả năng xảy ra một cuộc chiến tiền tệ tại khu vực khi đồng nhân dân tệ giảm giá so với đồng tiền của các đối tác thương mại của Trung Quốc.

Trong tuần qua, MSA áp dụng chính sách tăng tỷ giá đồng đô la Singapore 0% trong rổ tiền tệ, đưa Singapore trở về lập trường trung lập được áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tương tự, các nhà hoạch định chính sách ở New Zealand, Hàn Quốc và Đài Loan có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới để vực dậy tăng trưởng. Ngân hàng Nhật Bản có kế hoạch tăng mua tài sản và giảm lãi suất huy động.

"Động thái của MAS là tăng nguy cơ  về việc các ngân hàng trung ương khác sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ khi nền kinh tế của Singapore được xem như hàn thử biểu cho kinh tế châu Á", chuyên gia Mansoor Mohi-uddin tại Royal Bank of Scotland Group, nhận định. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã giữ  lãi suất cơ bản không thay đổi ở mức thấp kỷ lục trong tháng thứ 10 liên tiếp.

Đồng won, yên và nhân dân tệ là ba đồng tiền nhận được dự báo bi quan nhất từ Goldman. Theo ước tính từ một cuộc khảo sát riêng của Bloomberg, đồng yên Nhật được dự báo sẽ suy yếu về tỷ giá 118 yên/ USD vào cuối tháng 3/2017, trong khi nhân dân tệ có thể mất giá 6,7% so với USD và đồng won sẽ ở tỷ giá 1,218 won/USD.

"Sức mạnh của USD sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong vài tháng tới và đây sẽ là xu hướng tiêu cực đối với các đồng tiền thị trường mới nổi. Tôi không mong đợi các đồng tiền của các nước Đông Nam Á phân kỳ hoặc tốt hơn USD", Jason Wang, chuyên gia tại Stamford Management, nhận định.

>Đồng tiền ảo Bitcoin tăng giá gần 3%

>Nhiều đồng tiền châu Á lên giá trước đồng USD

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Đặt cược" vào USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO