Chi tiền và lạm quyền

LAM HỒNG| 21/08/2013 05:04

Kinh doanh ngày càng có ảnh hưởng tới chính phủ của nhiều nước dù là mang sắc thái tư bản hay tư bản nhà nước.

Chi tiền và lạm quyền

Kinh doanh ngày càng có ảnh hưởng tới chính phủ của nhiều nước dù là mang sắc thái tư bản hay tư bản nhà nước.

Đọc E-paper

>> Nga: Dập tắt “chủ nghĩa tư bản nhà nước”
>> Tư bản và dân chủ
>> Cảnh giác với hình thái “tư bản thân hữu”
>> Tư bản nhà nước: Bàn tay hữu hình
>> Tư bản nhà nước: Thế lực mới trên thị trường
>> Thực chất là tư bản hóa tài sản!
>> Sửa chữa cỗ máy tư bản

Tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates có một lời thề là "không bao giờ quan hệ với chính trị”. Đúng như lời thề của mình, ông chưa từng dùng một đồng đô la nào cho bầu cử, thậm chí cũng chưa bao giờ thấy ông có mối quan hệ nào với giới chức chính trị. "Như vậy, nước Mỹ không bị chi phối bởi những kẻ có tiền và ngược lại những doanh nghiệp sáng tạo như Microsoft không bị ảnh hưởng bởi quyền lực", Bill Gates giải thích cho quan niệm sống của mình.

Trong khi đó, năm 1994, nhiều người Ý đã bỏ phiếu cho Silvio Berlusconi với hy vọng rằng ông có thể sử dụng kỹ năng kinh doanh của mình để hồi sinh nền kinh tế xuống dốc của đất nước này. Berlusconi là thủ tướng từ năm 2001 đến năm 2011. Trong thời gian đó, GDP của Ý đã giảm 4%, tỷ lệ nợ so với GDP đã tăng từ 109% đến 120%, thuế tăng từ 41,2% lên 43,4%. Thay vì sử dụng các kỹ năng kinh doanh của mình để hồi sinh nền kinh tế Ý, ông Berlusconi sử dụng các kỹ năng chính trị của mình để bảo vệ lợi ích kinh doanh của mình.

"Ác mộng" Berlusconi sắp kết thúc tại nước Ý nhưng vấn đề "Berlusconi - nước Ý" lại đang trở thành sự lo lắng ngày càng tăng trên thế giới. Người ta thấy điều đó tại cuộc khủng hoảng Thái Lan với tỷ phú - cựu Thủ tướng tỷ phú Mikhail Prokhorov, có tài sản ước tính 18 tỷ USD, từng đe dọa quyền lực của Tổng thống Putin bằng tuyên bố sẽ thành lập một chính đảng riêng, lớn hơn cả Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền... Mối quan hệ "tiền - quyền lực", "nhà nước - doanh nghiệp" nếu không có ranh giới rất dễ trở thành sự lũng đoạn theo kiểu "quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực càng tuyệt đối thì tha hóa càng tuyệt đối".

Trong cuốn "Chủ nghĩa tư bản có thể sống sót?" (1947), nhà nghiên cứu Joseph Schumpeter cho rằng, câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ là "không". Trận chiến lớn của thế kỷ XX là giữa nhà nước và doanh nghiệp và nhà nước đã giành chiến thắng khi chiếm mọi ưu thế. Nhưng thời gian đã thay đổi. Hầu hết các chính trị gia tin rằng các doanh nghiệp tốt hơn so với bộ máy quan liêu trong việc tạo ra tăng trưởng. Các nước mới nổi hào hứng với mô hình "quan hệ đối tác công-tư”. Nhà nước cấp nhượng quyền thương mại cho các doanh nhân như Carlos Slim ở Mexico hoặc Cyril Ramaphosa ở Nam Phi. Những doanh nhân sau đó sử dụng sự giàu có của họ gây ảnh hưởng đến nhà nước.

Tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Nga, một nhóm các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế nền kinh tế. Trong các quốc gia như Pakistan và Ai Cập, quân đội kiểm soát các doanh nghiệp chiếm phần lớn của nền kinh tế. Các nền kinh tế mới nổi đã sử dụng các đòn bẩy quyền lực nhà nước để thúc đẩy sự đổi mới trong những lĩnh vực quan trọng, tạo ra các công ty tầm cỡ thế giới: Saudi Aramco (Saudi Arabia), Gazprom (Nga), NIOC (Iran), PDVSA (Venezuela).

Riêng tại Trung Quốc, nhà nước nắm quyền kiểm soát các đại công ty như: CPNC (dầu hỏa); SGCoC và CSPG (điện lực); CDB và ABC (ngân hàng); FGC, DMC và SAIC (công nghệ); CT, CMCC, Huawei (truyền thông). Các tập đoàn tư nhân phương Tây hiện nay đã bị các "tập đoàn nhà nước" này dễ dàng qua mặt. Tiêu biểu như hãng dầu danh tiếng ExxonMobil sau nhiều thập kỷ đứng ở vị trí công ty lớn nhất thế giới nay đã rơi xuống vị trí thứ 15. Các nước mới nổi hiện chiếm hơn một nửa GDP toàn cầu. Một phần tư của các công ty trong danh sách 500 Fortune Global là từ các thị trường mới nổi, tăng từ mức 15% trong năm 2010. Trong số này, 58% là doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.

Nhưng trong mô hình này, ranh giới giữa quyền lực chính trị và doanh nghiệp trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Ở Anh, chi trong thập kỷ qua, 18 cựu bộ trưởng đã làm việc ba công ty kế toán lớn nhất, với công việc là giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các hóa đơn thuế và vận động chính phủ. Luigi Zingales, nghiên cứu tại Đại học Chicago Booth, trong một cuốn sách gần đây "Một chủ nghĩa tư bản cho nhân dân", lo ngại rằng Mỹ đang lún sâu vào tình trạng chính phủ bị chi phối bởi doanh nghiệp. Chi tiêu cho vận động hành lang đã tăng hơn gấp đôi trong 15 năm qua.

Riêng số tiền tài trợ cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua đã lên tới 2 tỷ USD. Tòa án Tối cao Mỹ đã cho phép các nhóm vận động bên ngoài như các cá nhân, tập đoàn doanh nghiệp và các nhóm lợi ích có thể đóng góp không giới hạn cho quỹ vận động tranh cử. Khi chính trị mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, thì doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư vào chính trị.

Thương vụ mua lại tờ The Washiton Post mới đây của ông chủ Amazon Jeff Bezos cũng mang nhiều sắc thái chính trị, hơn là một thương vụ kinh doanh. Jeff Bezos, hứa hẹn không can thiệp vào tờ báo mang màu sắc chính trị này, nhưng công ty của ông, chi tiêu hàng triệu USD mỗi năm để vận động hành lang.

Tình trạng "Berlusconi - nước Ý" cho thấy một chính phủ có mối quan hệ quá gần các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự lạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh. Trong mô hình "tư bản nhà nước", Bắc Kinh cho rằng việc Đảng kiểm soát hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp lớn phần nào đã giúp cho nước này có những tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục trong hai thập kỷ qua. Nhưng giờ đây, hệ thống này đã bộc lộ những giới hạn tạo ra những rạn nứt bên trong.

Đặc biệt trên vấn đề vai trò chủ đạo của Nhà nước dựa trên việc nắm giữ ngân hàng ưu ái các tập đoàn Nhà nước đang bóp nghẹt các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo những ngày tháng cuối nhiệm kỳ thường có các phát biểu trực tiếp tấn công vào trụ cột của tư bản Nhà nước Trung Quốc: "Nói thẳng là các ngân hàng của chúng ta kiếm lời quá dễ. Tại sao? Đó là bởi vì một số nhỏ các ngân hàng chính đang chiếm vị trí độc quyền, điều này có nghĩa là người ta chỉ có thể đến với họ để vay vốn". Ông kết luận: "Chúng ta phải phá vỡ thế độc quyền đó”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chi tiền và lạm quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO