Châu Á: Đi tìm mô hình phát triển kinh tế mới

HÀ CÚC| 03/12/2009 06:35

Sự co cụm của các hoạt động thương mại toàn cầu trong năm qua đã khiến nhiều chính phủ châu Á phải xét lại mô hình đã đưa tới tăng trưởng kinh tế trong mấy thập niên gần đây.

Châu Á: Đi tìm mô hình phát triển kinh tế mới

Sự co cụm của các hoạt động thương mại toàn cầu trong năm qua đã khiến nhiều chính phủ châu Á phải xét lại mô hình đã đưa tới tăng trưởng kinh tế trong mấy thập niên gần đây.

Sự phồn thịnh của kinh tế châu Á trong nhiều thập niên qua được gắn liền với xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng tiêu thụ, điện tử và vải sợi. Chiến lược này đã nâng cao mức sống của người dân, và giảm mức nghèo đói tại nhiều nước. Tuy nhiên năm nay, các số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy, thương mại toàn cầu đã sụt giảm theo những tỷ lệ chưa từng thấy trong gần 80 năm nay.

Thu nhập từ xuất khẩu của các nước nghèo nhất thế giới tuột dốc đến hơn 40%, làm mất đi hàng triệu công ăn việc làm giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Hoa Kỳ lan ra khắp thế giới. “Mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu của châu Á đã phá sản và do đó các nước trong khu vực cần hướng về thị trường nội địa để bù đắp nhu cầu cắt giảm từ nước ngoài, nếu muốn tăng trưởng trở lại”, đó là nhận định mà chuyên gia Nouriel Roubini, giáo sư kinh tế của Đại học New York.

Các cường quốc xuất khẩu châu Á đang bị chính động lực đem đến sự phồn thịnh ngày nào làm cho khốn đốn. Những nền thương mại xuất khẩu hàng đầu như Singapore có nguy cơ thụt lùi với tỷ lệ tăng trưởng âm 2% trong năm 2009. Tại Hàn Quốc, hầu hết hàng hóa xuất khẩu không tăng trưởng, trong đó ôtô, phụ tùng ôtô, máy tính và hàng hóa điện tử dân dụng giảm hơn 50% so với năm ngoái.

Dự báo xuất khẩu của nước này có thể tiếp tục đối mặt những khó khăn do kim ngạch thương mại thế giới với Hàn Quốc có thể giảm 2,8% năm 2009 so với mức tăng hơn 4% năm 2008... Tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế Thái Lan là một ví dụ về mô hình điển hình phát triển dựa trên xuất khẩu. Nhưng trong năm nay, xuất khẩu Thái Lan sang các thị trường Mỹ và châu Âu đã giảm khoảng 17%. Ngành ô tô của Thái Lan xuất khẩu sang 190 quốc gia, nhưng số bán đã giảm đến 40% trong năm qua...

Trong những năm gần đây, Thái Lan đã mở nhiều thị trường mới thông qua các hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực. Các hiệp định này gồm có các thỏa thuận giữa Thái Lan với Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka, Úc và New Zealand, và trong nội bộ khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan đang tìm cách đa dạng hóa thị trường, bớt dựa vào các thị trường Mỹ và EU để quay sang các thị trường khu vực. Không chỉ có Thái Lan, mà nhiều nước trên khắp khu vực cũng đang có ý định đa dạng hóa. Họ đã trông thấy các hậu quả của tình trạng lệ thuộc vào các thị trường lớn, để rồi bị thiệt hại nghiêm trọng.

Chính quyền khu vực nên chú ý nhiều hơn vào nỗ lực phát triển công nghệ địa phương và các kỹ năng để tăng giá trị các sản phẩm. cần phải có biện pháp cải cách để đẩy mạnh giao dịch thương mại khu vực, như cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà nếu các nước muốn phát triển xuất khẩu bằng cách dựa vào khu vực ngày một nhiều hơn.

Trong Tuyên bố về “Mô hình tăng trưởng mới vì một khu vực châu Á – Thái Bình Dương kết nối trong thế kỷ XXI”, các nhà lãnh đạo APEC khẳng định sẽ theo đuổi phương pháp tiếp cận toàn diện về một mô hình hội nhập kinh tế của thế kỷ XXI, trong đó kết hợp tự do hóa thương mại “tại biên giới”, cải thiện môi trường kinh doanh “sau biên giới”, và tăng cường kết nối chuỗi cung “xuyên biên giới”. Đối với cải cách cơ cấu sau biên giới, các nhà lãnh đạo APEC khẳng định một phần cấu thành quan trọng của các nỗ lực cải cách về cơ cấu nhằm giảm những trở ngại trong quản lý là Chương trình Hành động về tạo thuận lợi trong kinh doanh. Theo đó, APEC sẽ nỗ lực nhằm đạt mục tiêu chung vào năm 2015 là giảm 25% chi phí, thời gian và số lượng các thủ tục; giảm 5% chi phí giao dịch kinh doanh vào năm 2010.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Đi tìm mô hình phát triển kinh tế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO