![]() |
"Lạm phát là căn bệnh có thể phá hỏng một xã hội", nhà kinh tế đoạt giải Nobel Milton Friedman từng nhận định. Dựa trên đà tăng của lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp, Bloomberg xếp hạng danh sách những nền kinh tế "khốn khổ” và "hạnh phúc" nhất.
![]() |
Các nhà kinh tế năm nay còn gán thêm thuật ngữ "khốn khổ” cho một số nền kinh tế. Chẳng hạn, Venezuela, Argentina, Nam Phi, Ukraine và Hy Lạp là 5 nền kinh tế "khốn khổ” nhất. Đây là kết quả khảo sát của Bloomberg với các dữ liệu tạo nên cái gọi là "chỉ số khốn khổ năm 2015" (gồm: Tỷ lệ thất nghiệp + thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng = đau khổ).
Trong trường hợp của Ukraine, chiến tranh sẽ kéo dài tình trạng thất nghiệp và lạm phát sẽ còn tăng mạnh. Các khảo sát cho thấy, Ukraine được xếp hạng khốn khổ thứ 4 trong số 51 nền kinh tế (bao gồm cả khu vực đồng euro) dựa trên những dự báo theo chỉ số "khốn khổ”. Thêm vào khó khăn cho người dân Ukraina là tăng trưởng thu nhập kém trong bối cảnh giá cả leo thang. Với 8.494USD thu nhập bình quân đầu người trong năm nay, Ukraine chỉ cạnh tranh được với Philippines theo khảo sát về thu nhập của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên 9,5% ở Ukraine trong năm nay, từ mức 8,9% quý III/2014. Lạm phát được dự báo sẽ tăng với tốc độ 17,5% trong năm 2015, so với 24,9%. Nhưng trường hợp của Ukraine vẫn không phải là "khốn khổ” khi nước này vẫn còn được dự báo là "sáng sủa" hơn Nam Phi và Argentina. Ba nền kinh tế được coi là "khốn khổ” nhất trong năm 2015 là Nam Phi, Argentina và Venezuela. Ước tính tỷ lệ lạm phát của Venezuela gấp bốn lần tỷ lệ lạm phát của Ukraine. Sự thiếu hụt nghiêm trọng của hàng hóa cơ bản ở Venezuela tuần trước khiến láng giềng Trinidad & Tobago phải thực hiện chương trình giấy đổi dầu.
Năm năm sau khi nhà đầu tư phổ biến thuật ngữ "PIIGS" để mô tả một số ít các nước châu Âu có thâm hụt ngân sách khổng lồ, 4 trong số 5 nền kinh tế "khốn khổ” vẫn vật vã trong nợ nần. Hy Lạp đứng thứ 5, Tây Ban Nha thứ 6, Bồ Đào Nha thứ 10 và Ý thứ 11 trong bảng xếp hạng năm nay.
![]() |
Ngược lại, cũng theo khảo sát của Bloomberg, lạm phát và thất nghiệp - hai yếu tố khiến người tiêu dùng cảm thấy không hạnh phúc. Bloomberg gọi đây là nhóm những nền kinh tế hạnh phúc nhất thế giới.
Thụy Sĩ vẫn được đánh giá là một nơi "thân thiện" nhất với người tiêu dùng. Chỉ 3,3% dân số thất nghiệp trong khi chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,9% giúp bù đắp những tác động tiêu cực từ đà tăng giá của đồng nội tệ. Theo ước tính của IMF, Thụy Sĩ có GDP bình quân trên đầu người cao thứ 4 thế giới trong năm 2015. Một "thiên đường" khác ở Bắc Âu là Na Uy. Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo chỉ tăng 2,2% và tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ở mức 3,75% trong năm 2015. Na Uy sẽ có GDP bình quân đầu người năm 2015 ở mức 67.619USD. Thái Lan cũng gây bất ngờ khi nằm trong danh sách nền kinh tế "hạnh phúc" nhất khi có tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức dưới 1% và đã không thể đẩy tăng lạm phát.
Trong danh sách còn xuất hiện hai nền kinh tế của châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Đang phải chống chọi với giảm phát kéo dài trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản được dự báo sẽ có tỷ lệ lạm phát ở mức 1% trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ giảm từ mức 3,6% của năm ngoái xuống còn 3,5% trong năm 2015. Trong khi đó, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp giảm giúp Trung Quốc trở thành nước hạnh phúc thứ 7 trong danh sách. Mỹ không đạt được thứ hạng cao vì tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa ổn định.
>Lạm phát đang đe dọa châu Á
>Số người đăng ký thất nghiệp tại Mỹ đạt mức thấp nhất trong 14 năm qua
>Bloomberg: Venezuela "khốn khổ" nhất thế giới
>Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự đoán
Ý KIẾN CỦA BẠN