2016: Giảm phát, lạm phát hay thiểu phát?

HÀ CÚC| 06/01/2016 00:32

Lạm phát tại các nước giàu lại đang chịu áp lực do tình trạng giảm giá ở các thị trường mới nổi.

2016: Giảm phát, lạm phát  hay thiểu phát?

Lạm phát tại các nước giàu lại đang chịu áp lực do tình trạng giảm giá ở các thị trường mới nổi.

Đọc E-paper

Sang năm 2016, những lo âu vẫn còn kéo dài liên quan đến tình trạng tăng trưởng chậm hơn tại Trung Quốc. Mặc dù triển vọng kinh tế Mỹ khá hơn nhưng có nhiều phần chắc USD tăng giá sẽ gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu trong năm 2016 và giá dầu tụt dốc làm giảm đầu tư toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng. Các thị trường mới nổi khác, đặc biệt là Brazil, vẫn lún sâu trong khủng hoảng...

Tuy nhiên, một lo lắng vắng mặt: thị trường tài chính trả giá lạm phát thấp hay "lowflation" (thiểu phát) - như tờ The Economist giới thiệu như một khái niệm mới, nghĩa là giá cả có tăng nhưng tăng chậm hơn tiêu chí hay dự báo. Xuất phát từ giá trái phiếu đưa lạm phát giá tiêu dùng dự kiến ở Mỹ trong thời gian 5 năm ở mức khoảng 1,8%.

Điều này giúp giảm tỷ lệ lạm phát khoảng 1,3% trên chỉ số giá cho chi tiêu cá nhân và tiêu dùng (PCE) - chỉ số mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ căn cứ để đưa ra mục tiêu lạm phát 2%. Lợi suất trái phiếu mười năm chỉ là 2,3% ở Mỹ, dưới 2% ở Anh và dưới 1% trong nhiều phần còn lại của châu Âu. Giá của một ounce vàng, một hàng rào chống lại lạm phát chung, đã giảm xuống còn 1.070 USD, thấp hơn nhiều so mức cao nhất trong năm 2011 là 1.900 USD.

Phục hồi kinh tế đang có nhiều dấu hiệu ổn định. Thị trường lao động đang thắt chặt. Lạm phát có thể dịu hơn dự kiến trong năm 2016? Thực tế lạm phát ở các nền kinh tế phát triển hiện đang bị "trầm cảm" bởi những ảnh hưởng tạm thời. Ở Mỹ, chỉ số PCE chỉ tăng 0,4% mỗi năm vào tháng 10 nhưng phần lớn là do sự sụt giảm mạnh của giá năng lượng vào đầu năm 2015. Giá thực phẩm và năng lượng đã được ổn định ở mức 1,3% trong tháng, phần nào bị khống chế bởi sự sụt giảm mạnh của giá dầu, khiến chi phí sản xuất các loại hàng hoá khác và các dịch vụ giảm.

Theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế, lowflation là một di chứng của quá khứ. Thị trường việc làm cũng được thắt chặt hơn rất nhiều so với một vài năm trước đây, khi giảm phát là một mối quan tâm chính. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm đến 5%, ở Anh là 5,2% và ở Đức là 6,3%. Nhưng nếu xu hướng năng suất thấp ở các nền kinh tế vẫn tiếp tục, vướng mắc trong thị trường việc làm sẽ nổi lên và lạm phát cao sẽ diễn ra. Ví dụ, nếu GDP của Mỹ tăng trưởng 2,3% trong năm 2016, và tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân cũng phù hợp với xu hướng chậm chạp gần đây, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 4%.

Tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, càng có nhiều khả năng tăng tiền lương và cuối cùng lạm phát sẽ tăng. Mức lạm phát thấp khuyến khích chi tiêu, song cũng khiến các ngân hàng gặp khó trong việc tăng lãi suất. Việc lương bổng gần như không tăng cũng được coi là tác nhân khiến lạm phát tăng chậm. Trong khi đó, các ngân hàng châu Âu lại hy vọng rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ củng cố thêm khả năng tăng lãi suất. Bởi vậy, tại EU và Mỹ, tình hình này sẽ kích thích người dân vay vốn nhiều hơn để chi tiêu. Trong ngắn hạn, điều này góp phần vào sự tăng trưởng, tuy nhiên, về lâu dài nó lại khiến gia tăng rủi ro.

Tuy nhiên, lowflation sẽ vẫn tồn tại. Giá dầu và các hàng hóa khác chưa có vẻ như đã đạt đáy. Ả rập tiếp tục gia tăng sản lượng sản xuất dầu, trong một nỗ lực để cạnh tranh với dầu đá phiến tại Mỹ. Chiến lược này đã có một số thành công. Ví dụ, số lượng dầu giàn khoan hoạt động ở Mỹ đã giảm từ khoảng 1.500 năm trước còn 538. Nhưng sản xuất dầu tại Mỹ vẫn còn trên 9 triệu thùng/ngày, và xuất khẩu của Iran có thể sẽ tăng trong năm 2016, nhờ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây.

Giá cả có tăng nhưng không đủ để vực dậy thị trường vốn rơi vào tình trạng giảm phát đã lâu. Kinh tế Nhật Bản đã từng bị suy trầm và giảm phát khá lâu trong gần hai chục năm liền và mới chỉ có những biện pháp thoát hiểm khá táo bạo từ hai năm nay và chưa có kết quả. Nguy hiểm là hiện tượng: hàng hóa hạ giá liên tục thì người tiêu dùng có xu hướng chờ đợi để được giá rẻ hơn.

Do đó, nhà sản xuất tiếp tục bị tồn kho, rồi cố bán tháo với giá rẻ hơn nữa... Hậu quả là kinh tế tăng trưởng thấp hơn và dẫn đến suy thoái. Hiện tượng giảm phát dây chuyền đầy kinh hoàng như vậy đã xảy ra trong vụ Tổng khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào những năm 1929 - 1933.

>Bài toán mới cho kinh tế thế giới

>Lão hóa tác động xấu đến kinh tế thế giới

>Bất đồng chia rẽ kinh tế thế giới tương lai

>Kinh tế thế giới: Vẫn rủi ro vì "nặng nợ"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
2016: Giảm phát, lạm phát hay thiểu phát?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO