Tán sỏi mật: Cần "bốn mặt giáp công"

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG| 30/03/2014 05:16

Trong túi mật không bỗng dưng có vài viên sỏi nếu dòng mật được bài tiết từ gan qua túi mật xuống ruột non lúc nào cũng êm xuôi.

Tán sỏi mật: Cần

Bên cạnh chuyện không ai vui gì khi phải nhờ thầy thuốc động dao động kéo, nhiều trường hợp sỏi túi mật không cần phải can thiệp ráo riết bằng ngoại khoa nếu kích thước và vị trí của nó không gây tắc nghẽn đường dẫn mật.

Đọc E-paper

Nhưng mặt khác, dùng thuốc làm tan sỏi không hẳn đơn giản, không phải lúc nào cũng "chắc ăn" vì nhiều nhân tố cần được xử lý đồng bộ mới mong thanh toán viên sỏi. Chính vì thế mà thầy thuốc sành dược liệu thiên nhiên bao giờ cũng kết hợp vài vị thuốc ăn khớp trong phác đồ điều trị sỏi túi mật.

Trước hết, trong túi mật không bỗng dưng có vài viên sỏi nếu dòng mật được bài tiết từ gan qua túi mật xuống ruột non lúc nào cũng êm xuôi. Vị thuốc chủ lực trong bài thuốc tán sỏi bao giờ cũng có tác dụng lợi mật như Nhân trần, Chi tử...

Kế đến, các thành phần trong mật như Cholesterol, Bilirubin không tự nhiên bỗng rủ nhau kết dính thành khối để từ đó thành hình viên sỏi. Thầy thuốc vì thế thường dùng cây thuốc có tác dụng hạ Acide Uric, chống Cholesterol để qua đó gián tiếp phá vỡ cấu trúc của sỏi như Kim tiền thảo, Uất kim...

Thêm vào đó, mật không ứ đọng quá lâu trong túi mật, đường mật nếu mặt trong đường dẫn mật không phù nề vì viêm tấy, vì bội nhiễm. Trong thành phần của bài thuốc tán sỏi do đó không thể thiếu các vị thuốc kháng viêm trên đường gan mật như Diệp hạ châu, Hoàng bá...

Sau hết, mật có thể bị giam lỏng trong túi mật quá lâu, cho dù lưu lượng mật từ gan xuống túi mật trong định mức bình thường nhưng vì lý do nào đó, cơ vòng túi mật lại co thắt trật nhịp. Bài thuốc trị sỏi túi mật vì thế phải đồng thời có tác dụng điều hòa nhu động của cơ trơn nhờ thành phần như Chỉ xác, Sài hồ...

Rõ ràng nếu một cây làm chẳng nên non thì muốn giải quyết viên sỏi trong túi mật phải biết cách vận dụng tác dụng hỗ tương của dược thảo. Đó cũng là lý do tại sao thầy thuốc y học cổ truyền bao giờ cũng tôn trọng nguyên tắc hài hòa và cân đối của tiêu chí "quân thần tá sứ" trong cấu trúc của bài thuốc. Bốn mặt giáp công mới mong hết sỏi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tán sỏi mật: Cần "bốn mặt giáp công"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO