![]() |
Khi nhịp sống càng ngày trở nên nhanh và dồn dập, mọi người buộc phải cố gắng để không bị tụt lại đằng sau. Nhưng hệ quả phải đánh đổi bằng chính giấc ngủ của chúng ta.
Dần dần thành thói quen, chúng ta ngủ ít hơn, làm việc nhiều hơn. Và kết quả là cơ thể chúng ta trở nên thiếu ngủ trầm trọng, nhưng thậm chí bản thân chúng ta cũng không hề hay biết điều đó.
1. Thèm đường và tinh bột
Thiếu ngủ là nguyên nhân chính sản sinh ra hormone ghrenlin, còn gọi là hormone đói. Hormone này khiến cho bạn cảm thấy đói bụng, thèm các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo.
Bạn khó kiểm soát chuyện ăn uống hơn. Lý do là vì Leptin, hormone chịu trách nhiệm đem lại cảm giác no, sẽ giảm đi vì thiếu ngủ.
2. Trở nên hậu đậu
Theo các nhà khoa học, chỉ cần một đêm không ngủ, chân tay bạn sẽ chẳng khác gì một người say rượu. Quan trọng hơn, não bộ của bạn có thể không thấy mệt mỏi, nhưng thật ra do khả năng tương tác giữa tay và mắt chậm lại.
3. Lão hóa sớm
Khi thiếu ngủ, mật độ hormone Cortisol tăng đột biến. Đây vốn là hormone có vai trò chống stress, nhưng đồng thời để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, như làm mất nước và phá vỡ các lớp collagen ở trên da.
Hay nói cách khác, bạn sẽ già đi trông thấy.
4. Dễ bệnh
Bạn nguy cơ bị cảm cao gấp 3 lần so với những người ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày.
Khi ngủ, cơ thể sẽ tạo ra protein bổ trợ cho hệ miễn dịch. Nghĩa là bạn càng ngủ ít, bạn càng dễ mắc bệnh.
5. Trở nên nhạy cảm
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người không ngủ liên tục trong vòng 35 giờ có phản ứng nhạy cảm hơn với những hình ảnh tiêu cực. Nếu so với người bình thường, mức nhạy cảm lên tới 60%.
Quá trình quét não bằng công nghệ cộng hưởng từ MRI cho thấy thùy trước trán (khu vực giúp kiểm soát cảm xúc, nhận thức) bị thay đổi theo thời gian thiếu ngủ. Vì thế, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khó kiểm soát cảm xúc hơn trước những sự kiện trong cuộc sống.
Ý KIẾN CỦA BẠN