Ảnh minh họa: Quý Hòa |
Bên cạnh đó, có 199 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm 1.789,9 triệu USD, giảm 54,6% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký và vốn tăng thêm trong 3 tháng đạt 3.911,5 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2017. Mức độ giảm như trên là đáng chú ý, dù được giải thích là do trong quý I/2017 có Samsung Display Việt Nam điều chỉnh vốn tăng thêm 2,5 tỷ USD, trong khi quý I năm nay vốn đăng ký tăng thêm lớn nhất là nhà máy LG Innitek Hải Phòng với 501 triệu USD, nên dẫn đến nguồn vốn đăng ký tăng thêm giảm mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả nguồn vốn đăng ký mới cũng đã sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ 2017.
Dù chưa thật sự rõ ràng, nhưng chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chắc chắn đã ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào các thị trường nói chung và Việt Nam nói riêng. Với mục tiêu lôi kéo các doanh nghiệp quay trở lại Mỹ và nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ có thể giúp Mỹ trở thành quốc gia cạnh tranh nguồn vốn đầu tư nước ngoài với những nước khác.
Trong bối cảnh rủi ro chiến tranh thương mại ngày càng cao, theo đó Mỹ tăng thuế hàng nhập khẩu, thiết lập các hàng rào kỹ thuật cao hơn và thiết lập hạn ngạch, thì hàng hóa sản xuất tại các quốc gia khác có thể khó tìm đường vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào những thị trường như Việt Nam.
Tháng 12/2017, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thông qua chính sách cải cách thuế lớn nhất trong vòng 30 năm qua tại nước này với trị giá 1.500 tỷ USD. Theo kế hoạch cải cách thuế mới, thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm từ mức 35% xuống 20% và lợi nhuận của các công ty và doanh nghiệp Mỹ thu được từ kinh doanh ở nước ngoài phần lớn sẽ không bị đánh thuế. Do đó, những doanh nghiệp Mỹ có ý định đầu tư ra nước ngoài cũng có thể thay đổi chiến lược kinh doanh.
Đặc biệt là trong bối cảnh rủi ro chiến tranh thương mại ngày cang cao, theo đó Mỹ tăng thuế hàng nhập khẩu, thiết lập các hàng rào kỹ thuật cao hơn và thiết lập hạn ngạch, thì hàng hóa sản xuất tại các quốc gia khác có thể khó tìm đường vào nền kinh tế lớn nhất thế giới này, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào những thị trường như Việt Nam.
Mục đích các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam ngoài tận dụng giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ thì còn nhắm đến các thị trường mà hàng Việt Nam có thể được ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào như Mỹ và EU, nhưng một khi chiến tranh thương mại nổ ra, chính sách bảo hộ mậu dịch lan khắp toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của những doanh nghiệp FDI là tất yếu.
Trong khi đó, với CPTPP được ký ngày 8/3 nhưng thiếu Mỹ, đã giảm sức hấp dẫn của hiệp định này phần nào. Cần biết rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn trước đây là kỳ vọng TPP (tên gọi trước đây của CPTPP) với sự tham gia của Mỹ sẽ sớm có hiệu lực, theo đó hàng Việt Nam xuất vào Mỹ có thể hưởng những ưu đãi về thuế quan, tuy nhiên giờ đây điều này đã không thành hiện thực nên cũng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Trong đánh giá triển vọng kinh tế 2018 mới đây, Ngân hàng HSBC cho rằng thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2018 sẽ gặp nhiều thách thức. Dự kiến FED sẽ điều chỉnh tăng lãi suất ít nhất từ 3 - 4 lần trong năm 2018, 3 lần trong năm 2019 và thêm 2 lần trong năm 2020 thì nhiều nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc chi phí vốn các khoản đầu tư mới. Và theo sau FED thì đến lượt Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ thắt chặt dần chính sách tiền tệ.
Cũng theo số liệu thống kê thì Hàn Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 1,84 tỷ USD, chiếm 31,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Hong Kong đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 689 triệu USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 649 triệu USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư. Đáng lưu ý, nhà đầu tư Nhật Bản đã ra khỏi top 3 quốc gia, lãnh thổ có số vốn cam kết đầu tư cao vào Việt Nam trong quý I/2018.
Dù FDI sụt giảm nhưng một điểm tích cực là chính Việt Nam đang chọn lọc các dự án FDI nhiều hơn so với giai đoạn trước đây, theo đó các dự án FDI ngoài đảm bảo chất lượng cao thì phải đảm bảo về bảo vệ môi trường. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, Việt Nam nên ưu tiên tiếp nhận những dự án có trình độ công nghệ cao, hiện đại nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh cũng như là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội kết nối và nâng cao năng lực.