Thế chấp "nhà tương lai": Được nhiều hơn mất!

NGUYÊN BẢO| 22/05/2014 09:40

Kể từ ngày 16/6, cá nhân và tổ chức có thể thế nhà ở hình thành trong tương lai (căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề) để vay vốn mua nhà ở của doanh nghiệp bất động sản (BĐS) theo Thông tư liên tịch vừa được Ngân hàng Nhà nước, liên Bộ Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường ban hành hôm 15/5.

Thế chấp

Kể từ ngày 16/6, cá nhân và tổ chức có thể thế nhà ở hình thành trong tương lai (căn hộ chung cư, biệt thự, nhà liền kề) để vay vốn mua nhà ở của doanh nghiệp bất động sản (BĐS) theo Thông tư liên tịch vừa được Ngân hàng Nhà nước, liên Bộ Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường ban hành hôm 15/5.

Đọc E-paper

Theo đó, bên thế chấp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại một tổ chức tín dụng để vay vốn mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp.

Việc thế chấp tài sản bằng chính sản phẩm nhà ở cho ngân hàng đã được áp dụng từ trước tới nay, chủ yếu tại các dự án nhà ở thương mại. Do đó, Thông tư liên tịch lần này được đánh giá là cởi trói cho cả nhà ở xã hội.

Bởi, đối tượng mua sản phẩm này không chỉ giảm thiểu được thủ tục tiếp cận ngân hàng để vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng và giảm tải nỗi lo về tài sản thế chấp mà còn khơi thông dòng chảy tín dụng cho các ngân hàng.

> Đất chưa có sổ đỏ được thế chấp vay vốn

> Đề xuất thành lập Công ty cho vay thế chấp nhà ở

> Mua đất đã thế chấp sổ đỏ: Lợi thì có lợi, nhưng…

> “Thuê” sổ đỏ thế chấp ngân hàng

Trong khi đó, đối với chủ đầu tư, Thông tư cũng quy định rõ trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp kinh doanh BĐS thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, hay giải chấp tài sản này trước khi bán nhà ở trong dự án đó cho tổ chức, cá nhân.

Đứng trên phương diện nhà phát triển dự án, ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) cho rằng, chính quy định này sẽ tránh được tình trạng một dự án (tài sản) mang đi thế chấp hai, ba lần, giảm thiểu tối đa những khoản nợ chồng chéo và ẩn chứa những rủi ro tranh chấp về sau.

Hơn nữa, tại Thông tư, nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp phải đủ các điều kiện như: có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng nhà ở, chưa bị kê biên thi hành án, có quyết định giao đất... Đồng thời, hợp đồng thế chấp phải được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và chỉ được thế chấp nhà tại một tổ chức tín dụng để vay vốn.

Do đó, để kích thích đầu ra, chủ đầu tư buộc phải hoàn thành nhiều nghĩa vụ để sản phẩm nhà ở của mình phù hợp với các điều khoản trong Thông tư. Song, vấn đề lo ngại xung quanh thông tư này là cả ngân hàng và người mua đều khó có thể kiểm soát được tiến độ xây dựng của chủ đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thế chấp "nhà tương lai": Được nhiều hơn mất!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO