BĐS và tầm nhìn của người Nhật

ĐỖ HẢI| 12/11/2014 09:26

Triết lý phát triển các khu đô thị lớn của nhà đầu tư Nhật Bản hình thành trên cơ sở phát triển hạ tầng công cộng và tầm nhìn 20 - 30 năm.

BĐS và tầm nhìn của người Nhật

Triết lý phát triển các khu đô thị lớn của nhà đầu tư Nhật Bản hình thành trên cơ sở phát triển hạ tầng công cộng và tầm nhìn 20 - 30 năm.

Đọc E-paper

Ngày 1/11, Trung tâm thương mại thứ hai của Tập đoàn AEON (Nhật Bản) tại Việt Nam đã khai trương ở TX.Thuận An (Bình Dương). Cũng như trung tâm đầu tiên ở Khu đô thị Celadon City (Q.Tân Phú, TP.HCM), từ những ngày đầu xây dựng AEON Mall Bình Dương, người ta vẫn không tin vào sự hình thành và sức hút của công trình này.

Nhưng thực tế, nó đang trở thành điểm đến vui chơi, mua sắm của không chỉ người dân sống tại đất Bình Dương mà cả những ai sống ở các quận liền kề, thuộc TP.HCM. Ngay khi vào Việt Nam, đại diện của AEON tuyên bố sẽ có hướng đi khác biệt, không đổ xô về khu vực trung tâm, mà chọn các khu vực cửa ngõ.

Sắp tới, AEON Mall Bình Tân (ngay cửa ngõ Tây Nam của TP.HCM, nối các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long) là một điển hình tiếp theo. Vấn đề của AEON là đã tạo ra giải pháp cho bài toán hạ tầng, chủ động đầu tư các tuyến xe búyt đưa khách đến với công trình của họ.

Năm 2012, khi Công ty liên doanh Becamex Tokyu được nhận giấy phép đầu tư dự án Khu đô thị vườn Tokyu (Tokyu Binh Duong Garden City) 110 ha, giới đầu tư bất động sản được phen bàn ra tán vào, vì thời điểm đó, nhiều nhà phát triển trong nước đã rút khỏi thị trường Bình Dương.

Tại sao một nhà đầu tư có kinh nghiệm như Tập đoàn Tokyu lại nhảy vào? Ông Nakata Yasuyuki, Tổng giám đốc Công ty liên doanh Becamex Tokyu, chia sẻ, trước đây (thập niên 1950), khi họ quyết định phát triển Thành phố Tokyu Tama Denen 5.000ha (mở rộng về hướng Tây Nam Thành phố Tokyo, Nhật Bản), mật độ dân số lúc đó khá thưa thớt.

Nhưng trong suốt những thập niên 60 đến 80, họ đã xây các tuyến đường sắt kết nối dự án này với khu vực trung tâm hiện hữu để thu hút một lượng lớn dân cư về sinh sống.

Và với dự án 110ha ở Bình Dương, ông Nakata Yasuyuki khẳng định: "Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của Bình Dương, 20 - 30 năm nữa, chúng tôi sẽ phát triển hơn 10.000 đơn vị nhà ở tại Khu đô thị vườn Tokyu".

Điều mà ông Nakata muốn nhấn mạnh là Tokyu lấy phát triển hạ tầng giao thông công cộng làm trọng tâm khi phát triển khu đô thị. Minh chứng cho triết lý này, phía Tokyu đang thử nghiệm 9 xe buýt (trong dự án Hệ thống xe buýt nhanh) nối từ TP. Thủ Dầu Một đến TP. Mới Bình Dương.

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đang nghiên cứu khả thi tuyến TP. Bình Dương đến Suối Tiên (TP.HCM). Đây là tuyến chiến lược vì một khi hoàn thành, việc di chuyển từ trung tâm TP.HCM đến Bình Dương sẽ được giải tỏa (do một đầu của tuyến sẽ gắn với Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên).

Cùng với việc phát triển giao thông công cộng, các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư trung tâm thương mại, các tiện ích để phục vụ cư dân trong dự án. Trong khi, thời gian qua, không ít doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài khác khi đến Việt Nam đầu tư, cũng nhắm đến mục tiêu hình thành các khu đô thị, TP mới.

Tuy nhiên, vấn đề của họ là sớm làm ra sản phẩm - bán - thu tiền, thậm chí, có thời điểm, việc mua bán bất động sản gắn liền với khái niệm "dự án chỉ”, bên mua cũng không cần biết dự án nằm chính xác ở đâu, người bán thì đứng chỉ trỏ dự án này nọ hay vẽ vời trên giấy... Chính sự dễ giải này là nguyên nhân xuất hiện các "thành phố ma" hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
BĐS và tầm nhìn của người Nhật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO