Nguồn cung bất động sản ở TP.HCM giảm ở nhiều phân khúc

T.H.G| 11/10/2022 08:43

Báo cáo thị trường Bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận Quý 3/2022 của Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group) đã chỉ ra những diễn biến về nguồn cung và giá cả của các phân khúc bất động sản trong quý 3/2022, đồng thời bàn luận về những vướng mắc của quá trình xây dựng nhà ở xã hội ở Việt Nam.

Nguồn cung bất động sản ở TP.HCM giảm ở nhiều phân khúc

Theo báo cáo của DKRA Group, trong quý 3/2022, nguồn cung và lượng tiêu thụ ở các phân khúc chủ chốt của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận có sự sụt giảm so với quý trước. Tuy nhiên, nguồn cung nhà phố, biệt thự và condotel thì tăng nhẹ. Mặt bằng giá sơ cấp tăng đáng kể so quý trước, còn mặt bằng giá thứ cấp thì giảm ở một số phân khúc.

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc R&D DKRA Group trình bày Diễn biến thị trường bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận Quý 3 và Dự báo thị trường Quý 4/2022

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc R&D DKRA Group trình bày Diễn biến thị trường bất động sản Nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận Quý 3 và Dự báo thị trường Quý 4/2022

Cụ thể, so với quý 2/2022, lượng nguồn cung mới ở phân khúc đất nền giảm 65,6%, phân khúc căn hộ giảm 63,8%, phân khúc nhà phố - biệt thự tăng 22,4%, riêng phân khúc condotel của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tăng mạnh 53%. Trong đó, nguồn cung bất động sản chủ yếu tập trung ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Về mặt bằng giá, phân khúc căn hộ ghi nhận giá bán sơ cấp tăng từ 5% - 8%, riêng một số dự án tại khu Đông ghi nhận mức tăng giá sơ cấp lên đến 12% - 16% so với thời điểm cuối năm 2021. Ở phân khúc nhà phố - biệt thự, giá bán sơ cấp tăng 5% - 8% so với giai đoạn trước đó (mỗi giai đoạn cách nhau 3 - 6 tháng) do áp lực của chi phí nguyên vật liệu, lạm phát, lãi suất tăng, kiểm soát tín dụng và phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản.

Nguồn cung mới phân khúc nhà phố/biệt thự tăng nhẹ trong Quý 3/2022

Ở phân khúc căn hộ, TP.HCM và Bình Dương tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu tỷ trọng nguồn cung mới toàn thị trường

Ở phân khúc căn hộ, TP.HCM và Bình Dương tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu tỷ trọng nguồn cung mới toàn thị trường

Về mặt bằng giá, phân khúc căn hộ ghi nhận giá bán sơ cấp tăng từ 5% - 8%, riêng một số dự án tại khu Đông ghi nhận mức tăng giá sơ cấp lên đến 12% - 16% so với thời điểm cuối năm 2021. Ở phân khúc nhà phố - biệt thự, giá bán sơ cấp tăng 5% - 8% so với giai đoạn trước đó (mỗi giai đoạn cách nhau 3 - 6 tháng) do áp lực của chi phí nguyên vật liệu, lạm phát, lãi suất tăng, kiểm soát tín dụng và phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản.

Theo dự báo trong quý 4/2022, nguồn cung ở phân khúc căn hộ có thể tăng, trong khi các phân khúc còn lại sẽ giảm nguồn cung. Ngoài ra, giá cả thị trường sơ cấp có thể vẫn tăng nhẹ do chịu ảnh hưởng của các loại chi phí đầu vào. Mặt khác, sức cầu chung của thị trường được dự đoán sẽ giảm nhẹ nếu động thái kiểm soát tín dụng chưa được tháo gỡ.

Bàn về những hạn chế, thách thức trong việc xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu của DKRA Group cho hay, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội có quy trình thủ tục hành chính khá phức tạp, thời gian xin cấp phép đầu tư quá dài, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ vốn vay chưa đủ hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, hiện nay tình hình chi phí nhân công, nguyên vật liệu, quỹ đất… tăng cao khiến quy định khung giá căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội không vượt quá 16 triệu đồng/m2 không còn phù hợp. Ngoài ra, chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội nhưng lợi nhuận chỉ đạt 10% tổng chi phí đầu tư. Đây là lý do khiến việc đầu tư vào nhà ở xã hội trở nên kém hấp dẫn.

Mặt khác, người dân gặp khó khi mua nhà ở xã hội do thông tin về các dự án này chưa được công bố rộng rãi, quy trình thẩm định, chọn đối tượng kéo dài và cách xét duyệt vay vốn mua nhà phức tạp. Bên cạnh đó, quy định thời gian sở hữu từ đủ 5 năm mới cho phép người mua sang nhượng lại căn hộ là quá dài.

Để khắc phục những bất cập nêu trên, bà Lương Thị Thanh Huyền - Trưởng phòng Pháp lý DKRA Group cho rằng, doanh nghiệp và khách hàng cần được rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục pháp lý xây dựng và mua nhà; đồng thời, cần xây dựng khung lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp để thu hút các chủ đầu tư tham gia vào thị trường.

Cũng theo bà Huyền, Việt Nam cần đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định pháp luật và bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội độc lập tương tự các nước phát triển. Thêm vào đó, Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội phù hợp với đặc thù kinh tế từng khu vực, địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp, người mua tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất ưu đãi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nguồn cung bất động sản ở TP.HCM giảm ở nhiều phân khúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO