Netflix và TikTok: Cuộc chiến “chiếm” người dùng

LÂM NGHI| 21/05/2022 06:05

Thoạt nhìn, Netflix và TikTok có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng kỳ thực họ lại là đối thủ của nhau.

Netflix và TikTok: Cuộc chiến “chiếm” người dùng

Trận chiến giữa “dài” và “ngắn”

Trong khi một bên hướng đến thị trường sử dụng thiết bị có màn hình rộng, một bên lại chọn cung cấp nội dung cho thiết bị có màn hình nhỏ. Một bên cung cấp nội dung giải trí thời gian dài, một bên cung cấp video ngắn. 

Một bên đầu tư hàng tỷ USD để sáng tạo nội dung, một bên đầu tư hàng triệu giờ lập trình ảo miễn phí cho người dùng. Một bên thu phí và không quảng cáo, một bên miễn phí và có quảng cáo.

Nhìn rộng hơn, đây là cuộc cạnh tranh không chỉ giữa Netflix với TikTok. Sâu xa hơn, đây là cuộc cạnh tranh giữa hai chiến lược phát triển nội dung trực tuyến. Một bên hướng đến nền tảng phát trực tiếp và OTT với các đại diện tiêu biểu như Disney+, HBO Max, Apple TV+, Peacock, Hulu, Amazon Prime, và rất nhiều nền tảng khác. Và một bên là không gian trình chiếu video ngắn như tính năng Reels của Facebook/Meta, Shorts của YouTube, Triller, Likee, Snapchat, và nhiều ứng dụng khác. 

Sau “thời kỳ Covid”, tuy một lượng lớn sự chú ý của người xem đã chuyển hướng sang Netflix, các nền tảng phát video ngắn vẫn là gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến (streaming) với số lượng khách hàng nhiều hơn bất cứ đơn vị cung cấp dịch vụ OTT nào. Và TikTok, ứng dụng vừa đạt doanh thu cao nhất trong một quý so với các nền tảng streaming khác (khoảng 840 triệu USD), rõ ràng là một “đại gia” trong lĩnh vực trình chiếu video giải trí, xã hội bất chấp những nỗ lực cạnh tranh từ Youtube và Meta.

Link bài viết

“Với thị trường giải trí, mục tiêu cốt lõi là thu hút của người xem càng lâu càng tốt, song sự chú ý của người xem lại luôn dễ thay đổi phải không?”, Ted Krantz - CEO của Data.ai phân tích, “Những màn hình lớn đang dần biến mất, những TV màn hình plasma cùng hệ thống âm thanh giải trí gia đình đã không còn hấp dẫn người tiêu dùng phải không? Mọi người, đặc biệt là thế hệ Z, đang dành nhiều thời gian xem nội dung trên điện thoại hơn các màn hình lớn".

Bên cạnh trò chơi trực tuyến, OTT và streaming là lĩnh vực giải trí chiếm nhiều thời gian sử dụng điện thoại của người tiêu dùng nhất, theo một báo cáo gần đây của Data.ai. Vì vậy các chương trình thu hút người xem vẫn là một thị trường rộng. Để có thể cạnh tranh với các nền tảng streaming, Netflix và các công ty không thể chỉ tập trung vào nội dung hiển thị trên màn hình lớn.

Song, thử thách hiện tại là mô hình kinh doanh của các nền tảng thiết kế nội dung đặc sắc cho khách hàng trả phí như Netflix đang tốn nhiều nguồn lực hơn các nền tảng phát trực tuyến như TikTok, Meta hay Snapchat. Trong đó, Disney và HBO chọn chiến lược cung cấp các nội dung kén thiết bị phát hơn so với các nền tảng khác.

Gần đây, Netflixt chọn chuyển hướng sang mô hình kinh doanh có quảng cáo như một giải pháp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này được đánh giá là khá rủi ro vì vừa yêu cầu nhiều thời gian và sự đầu tư lớn, vừa có khả năng giảm chất lượng các sản phẩm nội dung đặc sắc, điều vốn đã từng giúp Netflix thu hút hơn 220 triệu khách hàng đăng ký trả phí trước đây.

OTT vẫn đang chiếm thời lượng xem gấp ba lần so với các nền tảng streaming video ngắn, theo Data.ai. Tuy vậy, tỷ lệ này hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai, Krantz cho biết.

“Thế hệ Z đang dành thời gian cho các video ngắn nhiều gấp ba lần so với các nội dung chất lượng trên OTT. Và đây là một xu hướng thú vị. Liệu TikTok có thể chuyển hướng sang các thị phần tập trung người xem trả phí, và bắt đầu thử nghiệm tăng lợi nhuận từ lượng lớn người đăng ký trả phí như các nền tảng OTT?”, Krantz đặt vấn đề.

Cuộc chơi ngày càng mở rộng, “miếng bánh” lợi nhuận cũng càng to hơn

streaming-1358-1653060288.jpg

Một người trẻ đang xem streaming trên điện thoại. Ảnh: Getty Images

Link bài viết

Có một thực tế là, đối thủ lớn nhất đang chiếm cả thời gian người dùng lẫn doanh thu chính là thị trường trò chơi trực tuyến. Và mảng game đang mở rộng ra cả video, các hạng mục xã hội khác.

Đây có thể là một trong những lý do Netflix tuyên bố sẽ mở rộng sang mảng trò chơi vào một năm trước. Hiện mảng trò chơi của Netflix đang có mặt tại 190 quốc gia. Sự di chuyển và kết hợp này đang diễn ra theo hướng không dự đoán được.

Hiện tại, các báo cáo cho thấy người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian để chơi game và xem nội dung giải trí trên điện thoại hơn xem phim ảnh, truyền hình. Xu hướng này đã xuất hiện trong hơn một thập niên qua. 

Tuy thanh thiếu niên có thể không còn xem truyền hình, nhưng vẫn dành một lượng lớn thời gian để xem các chương trình trên Youtube. Điều này là lý do chính thúc đẩy các doanh nghiệp giải trí phải điều chỉnh chiến lược: TikTok cho phép hiển thị video dài hơn, Yotube tăng gấp đôi số lượng video về thể thao, và Netflix đang tìm kiếm các cách khác nhau để kéo dài thời gian xem của người dùng. Bên cạnh đó, Spotify đang khai thác mảng hình ảnh với các video podcasts, hay Meta/Facebook dự định chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh sang vũ trụ thế giới ảo metaverse.

Với tất cả những dịch chuyển này, Krazt dự đoán thập niên tiếp theo sẽ có nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực giải trí toàn cầu. Chiến thắng sẽ thuộc về bên có khả năng thay đổi thái độ của người tiêu dùng về giải trí. 

(theo Forbes)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Netflix và TikTok: Cuộc chiến “chiếm” người dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO