Trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đóng góp 9,2% vào GDP và tạo ra trên 4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp (chiếm 7,4% tổng số việc làm). Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển, cần cởi bỏ một vài nút thắt trong tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là các loại hình bất động sản du lịch.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. EU hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam với kim ngạch hai chiều tăng gần 14 lần, từ mức chỉ 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 15 lần, từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD.
Trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đóng góp 9,2% vào GDP và tạo ra trên 4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp (chiếm 7,4% tổng số việc làm). Tuy nhiên, để ngành du lịch phát triển, cần cởi bỏ một vài nút thắt trong tiến trình hội nhập quốc tế. Cụ thể:
Chính sách thị thực liên quan đến du lịch
Chính sách thị thực nhập cảnh là một trong những chính sách của Chính phủ có tác động đến lưu lượng du khách các nước. Việt Nam đang đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 nước là Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Belarus, trong đó có công dân 8 quốc gia là thành viên của EU và cho quan chức Ban Thư ký ASEAN.
Theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/7/2020, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang được áp dụng chính sách miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh, do đã thỏa mãn các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam. Chính sách miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày sẽ tạo điều kiện cho du lịch, kinh tế Phú Quốc phát triển.
Việt Nam đang miễn thị thực 15 ngày cho công dân các nước kể trên, ngắn hơn một nửa so với thời gian miễn thị thực của các quốc gia trong khối ASEAN cấp cho du khách là 30 ngày. Điều này không chỉ gây hạn chế về thời gian du lịch mà còn gây khó khăn cho các công ty tổ chức tour. Các chuyến bay thẳng từ châu Âu đến Việt Nam trung bình 12 giờ, như vậy trên thực tế, thời gian miễn thị thực ở Việt Nam chỉ còn 13 ngày. Trong khi đó, du khách châu Âu có xu hướng lưu trú khá dài ngày và chi tiêu nhiều trong thời gian ở Việt Nam. Do đó, Việt Nam nên cân nhắc kéo dài thời hạn miễn thị thực 15 ngày lên 20 hoặc 30 ngày để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.
Cơ sở lưu trú du lịch
Một trong những dịch vụ cốt lõi của du lịch là lưu trú. Nói đến lưu trú phải đề cập đến cơ sở lưu trú. Luật Du lịch năm 2017 quy định về các loại hình lưu trú bao gồm khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở cư trú khác, nhưng du khách còn có thể ngủ trong lều, trên võng treo cây. Hiện nay, khách sạn, nhà ở khách sạn và văn phòng kết hợp lưu trú đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng pháp luật của Việt Nam còn thiếu quy định về các loại hình bất động sản này. Vì vậy, việc thiết lập khung pháp lý để quản lý các loại hình động sản mới là cần thiết, nhất là để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, chung cư được xây dựng trước ngày 1/7/2014 với một phần diện tích sàn được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ, tuy nhiên căn hộ khách sạn, nhà ở khách sạn, văn phòng khách sạn kết hợp nhiều chức năng trong một diện tích căn hộ mà không có phần diện tích tách riêng thì chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Bởi vậy, các nhà đầu tư bất động sản loại hình này phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, đặc biệt là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ theo Luật Nhà ở, việc phê duyệt dự án xây dựng nhà ở bắt buộc phải thông qua các thủ tục: quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư, hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư nếu xây dựng nhà ở không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ Điều 20 Nghị định 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ, chủ đầu tư khu đô thị phải lập hồ sơ chấp thuận đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền, khiến thủ tục hành chính trong việc phê duyệt các dự án xây dựng khu đô thị trở nên phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
Việc thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh các loại hình bất động sản liên quan đến du lịch trong gian dài có thể tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nhà ở văn phòng khách sạn, nhà ở khách sạn và căn hộ khách sạn.
Theo Điều 126 Luật Đất đai, người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài, trong khi đó thời hạn giao đất cho căn hộ sử dụng hoạt động thương mại và dịch vụ không được quá 50 năm. Như vậy, có sự khác biệt trong việc sử dụng đất, sử dụng nhà ở và sử dụng căn hộ thương mại và dịch vụ. Do đó, nếu căn hộ khách sạn, nhà ở khách sạn và văn phòng khách sạn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này thì phải có thời hạn sử dụng đất lâu dài và ổn định thay vì không quá 50 năm.
Việc thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh các loại hình bất động sản liên quan đến du lịch trong gian dài có thể tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nhà ở văn phòng khách sạn, nhà ở khách sạn và căn hộ khách sạn.
Chúng tôi kiến nghị cơ quan nhà nước sớm ban hành quy định pháp luật về căn hộ khách sạn, nhà ở khách sạn và văn phòng khách sạn và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho loại hình bất động sản này.
Triển khai Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ là bước tiến quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hướng đến sự công bằng về thương mại của hai bên. Về dịch vụ du lịch, để thực hiện những cam kết chung, Việt Nam đã nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành những quy định nhằm khắc phục những lỗ hổng về chính sách và pháp luật đảm bảo nguyên tắc minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập cần được khai thông để tạo môi trường đầu tư và kinh doanh du lịch phát triển bền vững khi đại dịch Covid-19 được khống chế.