Giúp nhân viên từ bỏ ý định nghỉ việc

GIA TRỊNH theo Entrepreneur/DNSGCT| 17/08/2013 06:31

Các nhân viên có ý định rời bỏ doanh nghiệp thường thể hiện thái độ tiêu cực, gây hoang mang cho đồng nghiệp và mang đến những ấn tượng không hay cho khách hàng khi trực tiếp phục vụ khách hàng.

Giúp nhân viên từ bỏ ý định nghỉ việc

Các nhân viên có ý định rời bỏ doanh nghiệp thường thể hiện thái độ tiêu cực, gây hoang mang cho đồng nghiệp và mang đến những ấn tượng không hay cho khách hàng khi trực tiếp phục vụ khách hàng.

Đọc E-paper

>>Để nhân viên không ngại phỏng vấn thôi việc
>> Bị đuổi việc vẫn được "trợ cấp" hàng chục triệu đôla
>> Những bài học tốn kém

Họ có thể làm giảm tinh thần làm việc và năng suất hoạt động của doanh nghiệp một cách khó ngờ. Muốn không phải đối mặt với tình cảnh tiêu cực đó, nhà quản trị nên chủ động quan sát thái độ và hành vi của đội ngũ nhân viên dưới quyền để có những biện pháp giúp họổn định tư tưởng, gắn bó với công việc và loại bỏ ý định xin nghỉ việc ra khỏi tâm trí.

Nắm bắt suy nghĩ của đội ngũ nhân viên. Nếu như không đo lường mức độ gắn kết của nhân viên, bạn đừng ngạc nhiên khi một vài nhân viên không gắn bó với tổ chức. Mỗi quý, bạn nên khảo sát nhân viên của mình bằng việc hỏi thăm họ thông qua ba câu hỏi sau đây.

1. Anh (hay chị) nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa không?
2. Anh (hay chị) có được cấp trên đánh giá cao không?
3. Anh (hay chị) có cảm thấy tự hào về những gì mình đang làm không?

Lưu ý là người trả lời không phải nêu tên. Kết quả cần có là ít nhất 80% nhân viên trả lời “Có” cho cả ba câu hỏi trên. Nếu không đạt được kết quả đó, hẳn là đang có vấn đề đối với đội ngũ nhân viên và bạn cần phải hành động ngay. Để đảm bảo tính công minh vô tư, hãy mời đại diện bộ phận nhân sự hoặc kiểm toán nội bộ giám sát cuộc thăm dò.

Thông tin kịp thời đến nhân viên. Nếu như các nhân viên cảm thấy họ như một công cụ để lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng để làm những việc phục vụ cho ý đồ của họ thì thái độ của các nhân viên tất nhiên sẽ lãnh đạm và thờ ơ. Vì thế, nhà quản trị phải tỏ rõ thái độ tôn trọng nhân viên bằng việc cập nhật thông tin thường xuyên đến tất cả nhân viên. Nhiều nhà quản trị vẫn nói đội ngũ nhân viên là tài sản quý nhất của doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng nhìn nhận các nhân viên cũng như những nhà đầu tư. Họ đầu tư con đường sự nghiệp của họ tại doanh nghiệp và nếu bạn giúp họ cảm nhận mình là một phần trong tổ chức thì họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, thậm chí suốt đời.

Cho phép nhân viên tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng đến chính họ. Đừng ngại ngần cho nhân viên đóng góp ý kiến vào những quyết định quan trọng của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới họ. Bên cạnh việc thu thập những quan điểm đa chiều có giá trị từ đông đảo người lao động, việc ghi nhận ý kiến của các nhân viên còn gửi đi thông điệp rằng họ chính là một phần quan trọng trong việc xây dựng tổ chức.

Giao trách nhiệm cho các trưởng bộ phận. Một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy chán nản là họ cảm thấy không được cấp trên trọng dụng. Do đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải buộc trưởng các bộ phận thực hiện đồng bộ các biện pháp theo dõi tâm lý nhân viên và có những hành động cần thiết để gắn kết nhân viên với tổ chức, có cách thức xử lý những trường hợp cá biệt. Nếu để một nhân viên giỏi ra đi thì trách nhiệm trước tiên thuộc về trưởng bộ phận.

Kiên quyết loại bỏ nhân viên không phù hợp. Trong doanh nghiệp có thể có trường hợp nhân viên không chịu gắn kết dù người quản lý trực tiếp đã vận dụng mọi biện pháp cần làm. Sau khi yêu cầu trưởng bộ phận báo cáo và trực tiếp làm việc với nhân viên cá biệt, nhà quản trị đã có đủ cơ sở để quyết định loại bỏ hay cố gắng giữ lại nhân viên ấy. Một khi cần thay thế nhân viên, nhà quản trị thẳng thắn và nhẹ nhàng tuyên bố khả năng hợp tác không còn và nhân viên được phép ra đi cùng lời chúc nhân viên ấy thành công hơn trong công việc mới tại doanh nghiệp mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giúp nhân viên từ bỏ ý định nghỉ việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO