Ảnh minh họa: Wil Stewart |
Vào năm 1990, hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer của Đại học Yale và New Hampshire lần đầu tiên đưa ra khái niệm chung về trí tuệ cảm xúc.
5 năm sau, nhà tâm lý học kiêm nhà báo Daniel Goleman đã phổ biến thuật ngữ này rõ hơn thông qua cuốn sách của ông, Trí tuệ cảm xúc: Lý do vì sao nó có thể quan trọng hơn chỉ số IQ.
"Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm nhận, giúp tiếp cận và tạo thêm nhiều xúc cảm hỗ trợ tư duy, đồng thời giúp ta có thêm kiến thức, thấu hiểu về chúng. Ngoài ra nó còn giúp ta điều chỉnh cảm xúc một cách có suy nghĩ, qua đó thúc đẩy sự phát triển về trực giác và trí tuệ", Mayer và Salovey viết trong cuốn sách.
Trong một bài phỏng vấn, Goleman cũng từng nói: "Trí tuệ cảm xúc có thể giúp con người đưa ra những quyết định sáng suốt hơn". Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nhân, vì họ phải liên tục đưa ra các quyết định và chiến lược để đổi mới quy trình làm việc nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Goleman vạch ra các cách để giúp một người kiểm tra về trí tuệ cảm xúc của bản thân, đó là thông qua việc tự đánh giá xem mình có những khả năng dưới đây hay không:
1. Khả năng tự ý thức
"Tự ý thức ở đây liên quan đến việc nhận biết về tình hình nội bộ, sở thích, chiến lược và trực giác của bản thân", theo Goleman.
Khả năng nhận thức này bao gồm 3 năng lực:
- Nhận thức về cảm xúc, đó là khi ta nhận biết được cảm xúc hiện tại của chính mình và cả hệ quả theo sau nó;
- Tự biết đánh giá chính xác về điểm mạnh và giới hạn của bản thân;
- Luôn cảm thấy tự tin về khả năng và giá trị của mình.
2. Khả năng tự quản lý
Goleman miêu tả khả năng quản lý như một đặc điểm riêng biệt, được nhận biết thông qua cách ta giải quyết những công việc nội bộ, những xung đột bên cạnh những phương thức được đề ra. Ngoài ra còn một khía cạnh khác được nhắc tới, là khả năng tự kiềm chế bản thân, biết giữ cho cảm xúc và xung đột tâm thức trong tầm kiểm soát.
Justin Entiso - tác giả cuốn sách EQ Applied: The Real-World Guide to Emotional Intelligence (tạm dịch: Ứng dụng EQ - Hướng dẫn thực tế về trí tuệ cảm xúc) đã từng nói: "Tự quản lý là khả năng khống chế cảm xúc theo ý của bạn, việc đó sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu và mang lại nhiều lợi ích cho mình hơn. Nó đồng thời còn bao gồm cả năng lực biết tự kiểm soát các phản ứng trong cảm xúc".
Khả năng tự kiềm chế bản thân, biết giữ cho cảm xúc và xung đột tâm thức trong tầm kiểm soát là một trong các khía cạnh của khả năng tự quản lý. |
3. Khả năng nhận thức xã hội
"Khả năng nhận thức xã hội liên quan đến cách chúng ta xử lý các mối quan hệ, thấu hiểu cảm giác, nhu cầu và các mối quan tâm của người khác", Goleman nói.
Ông đã giải thích khả năng này bao gồm những biểu hiện như sau:
- Đồng cảm, đó là khi ta cảm nhận được cảm xúc và quan điểm của người khác;
- Hiểu biết sâu sắc về một tổ chức, có khả năng đọc được xúc cảm cũng như các mối liên hệ mạnh mẽ trong một nhóm;
- Khả năng điều hướng dịch vụ, đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo, nó liên quan đến khả năng dự đoán, nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bằng cách nhận biết xã hội, các nhà lãnh đạo có thể biết việc cảm xúc của mọi người thay đổi ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào và do đó, đưa ra quyết định tổ chức tốt hơn.
Link bài viết
4. Khả năng quản lý các mối quan hệ
"Quản lý mối quan hệ liên quan đến kỹ năng hay sự thành thạo trong việc gây ra những phản ứng ở người khác theo mong muốn của mình", Goleman nói.
Ông giải thích quản lý quan hệ có 6 năng lực:
- Cảm nhận nhu cầu phát triển của người khác và giúp họ tăng cường khả năng của mình;
- Trở thành một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng;
- Có khả năng bắt đầu cũng như điều hành được những biến đổi trong công việc;
- Có khả năng tác động hoặc thuyết phục người khác;
- Quản lý xung đột hoặc bất đồng;
- Bồi dưỡng tinh thần đồng đội và cộng tác.