Để có tên trong các bảng xếp hạng công ty thế giới

VIETNAM REPORT| 19/12/2012 05:45

Các chỉ số xếp hạng công ty có uy tín trên thế giới như Fortune Global 500, Forbes Global 2000, hay S&P 500… luôn là kênh tham khảo đầu tiên cho các nhà đầu tư.

Để có tên trong các bảng xếp hạng công ty thế giới

Xếp hạng doanh nghiệp cung cấp những thông tin cơ bản cho các nhà đầu tư khi họ cân nhắc các quyết định đầu tư. Các chỉ số xếp hạng công ty có uy tín trên thế giới như Fortune Global 500, Forbes Global 2000, hay S&P 500… luôn là kênh tham khảo đầu tiên cho các nhà đầu tư hay các nhà nghiên cứu khi họ muốn tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp.

Fortunes Global 500 năm 2011

>Top 500 DN lớn nhất 2012: DN nhà nước chiếm ưu thế

Fortune xếp hạng các công ty trên toàn cầu dựa trên chỉ tiêu doanh thu. Các công ty được xếp hạng theo tổng doanh thu của năm tài chính kết thúc vào hoặc trước ngày 31/3. Tất cả các công ty trong danh sách phải công bố dữ liệu tài chính và báo cáo một phần hoặc tất cả số liệu của họ với một cơ quan chính phủ. Dữ liệu cũng được so sánh với số liệu của năm trước đó.

Doanh thu bao gồm doanh thu của các công ty con hợp nhất và doanh thu từ các hoạt động đã kết thúc, nhưng không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với ngân hàng, doanh thu là tổng của tổng lãi suất và tổng thu nhập phi lãi suất.

Trong năm 2011, Công ty đứng đầu Fortune Global 500 là Walmart Stores (Mỹ) với doanh thu đạt gần 422 tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó công ty đứng cuối là Bristol-Myers Squibb với doanh thu đạt 19,5 tỷ đô la Mỹ. Doanh nghiệp châu Á có thứ hạng cao nhất là Sinopec Group (Trung Quốc) với doanh thu đạt 273 tỷ đô.

Có 166 doanh nghiệp đến từ châu Á lọt vào trong Fortune Global 500 năm 2011, chiếm 33% tổng số doanh nghiệp với mức doanh thu bình quân là 46,624 tỷ đô la.

Mức doanh thu bình quân này thấp hơn doanh thu bình quân của châu Âu, châu Mỹ Latinh và Bắc Mỹ (tương đương với khoảng 84-90%). Lợi nhuận 2011 bình quân của 2,125 tỷ đô la, chỉ đạt khoảng 60% so với mức lợi nhuận của các doanh nghiệp ở các châu lục khác.

Doanh thu và lợi nhuận bình quân của Fortune Global 500 theo châu lục (triệu đô)

Nước, châu lục

DT bình quân

Lợi nhuận bình quân

Số lượng doanh nghiệp

Châu Á

46.624

2.125

166

Trung Quốc

45.816

2.644

71

Nhật

48.341

1.296

68

Hàn Quốc

47.154

2.230

14

Ấn Độ

37.867

2.246

8

Singapore

29.529

960

2

Ả Rập Xê Út

40.526

5.741

1

Malaysia

76.876

17.479

1

Thái Lan

59.930

2.621

1

Châu Âu

55.283

3.353

167

Bắc Mỹ

55.534

3.533

145

Châu Mỹ Latinh

51.878

4.954

13

Úc

35.768

4.153

9

Chỉ 8 nước châu Á có doanh nghiệp trong Fortune Global 500, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Ả Rập Xê Út, Malaysia và Thái Lan. Xét riêng châu Á thì Trung Quốc và Nhật Bản có số doanh nghiệp tương đương nhau. Hàn Quốc đứng thứ 3 với 14 doanh nghiệp và Ấn Độ đứng thứ 4 với 8 doanh nghiệp. Bốn nước còn lại cùng nhau đóng góp 5 doanh nghiệp cho bảng Global 500 của Fortune.

Forbes 2000 năm 2011

Forbes xếp hạng các doanh nghiệp trong Forbes Global 2000 dựa trên chỉ tiêu tổng hợp được xây dựng dựa trên 4 chỉ tiêu tài chính bao gồm doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị thị trường. Các công ty được xếp hạng là các công ty được niêm yết vào ngày 31/3 của năm xếp hạng. Forbes xây dựng Top 2000 cho 4 tiêu chí trên và xác định mức tối thiểu cho từng tiêu chí.

Các mức tối thiểu của năm 2011 như sau: doanh số bán hàng là 3,3 tỷ USD, lợi nhuận 207,9 triệu USD, tài sản 6,59 tỷ USD và giá trị thị trường 4,14 tỷ USD. Các công ty phải đạt được ít nhất một trong 4 chỉ tiêu trên để lọt vào short list. Chỉ tiêu tổng hợp được xây dựng cho toàn bộ các công ty trong short list và được sử dụng để xếp hạng.

Châu Á chiếm tới 35% tổng số doanh nghiệp trong Forbes Global 2000 năm 2011. Nhật Bản là nước có nhiều doanh nghiệp nhất với 260 doanh nghiệp. Trung Quốc đứng thứ hai với 167 doanh nghiệp, tiếp theo là Hàn Quốc và Ấn Độ.

Đây là bức tranh tương tự với Fortune Global 500 khi mà bốn quốc gia này chiếm 4 vị trí đầu tiên ở châu Á. Ngoài ra còn có 16 quốc gia châu Á khác cũng có doanh nghiệp có mặt trong bảng Forbes Global 2000.

Xét riêng khu vực Đông Nam Á, Malaysia có tới 20 doanh nghiệp trong Forbes 2000, tiếp theo là Singapore (19 doanh nghiệp), Thái Lan (17 doanh nghiệp), và Indonesia (11 doanh nghiệp). Phillipines cũng góp mặt với 4 doanh nghiệp. Forbes chưa đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào bảng xếp hạng năm 2011.

Một số chỉ tiêu tài chính của Forbes 2000 theo châu lục (triệu đô)

Nước, châu lục

DT2011

LN2011

TTS2011

GTTT2011

Số DN

Châu Á

12.037

775

48.936

13.629

706

Nhật Bản

15.523

347

57.299

10.252

260

Trung Quốc

12.252

1.470

67.771

22.992

167

Hàn Quốc

15.751

766

38.021

10.411

61

Ấn Độ

8.174

882

29.496

14.293

57

Đài Loan

9.623

585

28.453

10.983

40

Malaysia

3.980

560

24.645

10.830

20

Singapore

7.689

947

40.268

12.526

19

Thái Lan

8.118

671

22.235

8.294

17

Saudi Arabia

6.393

1.133

30.887

16.040

15

United Arab Emirates

3.050

583

33.250

5.925

12

Indonesia

3.009

609

15.027

10.400

11

Qatar

1.978

900

20.056

9.189

9

Kuwait

3.280

1.160

25.260

10.860

5

Philippines

4.550

475

9.400

7.775

4

Bahrain

1.150

200

27.300

2.950

2

Lebanon

1.600

300

25.600

2.200

2

Pakistan

5.100

400

2.550

4.200

2

Jordan

2.200

300

51.000

7.100

1

Kazakhstan

4.100

1600

9.600

9.900

1

Oman

900

300

15.200

2.800

1

Châu Âu

21.391

1.476

110.276

19.874

534

Châu Phi

6.367

813

22.328

9.738

39

Châu Mỹ Latinh

11.655

1.366

36.183

19.008

77

Bắc Mỹ

17.894

1.376

63.047

23.094

603

Úc

11.932

1.339

77.583

22.676

41

TỔNG

16.173

1.179

69.146

18.467

2.000

Như vậy điểm khác biệt giữa Fortune Global 500 và Forbes Global 2000 về phương pháp là trong khi Fortune xếp hạng dựa trên doanh thu, Forbes xếp hạng dựa trên chỉ tiêu tổng hợp, mà chỉ tiêu tổng hợp này cần nhiều số liệu tài chính hơn để xếp hạng cũng như chỉ áp dụng được cho các công ty niêm yết.

Ngoài ra, Forbes cũng cân nhắc tới lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị thị trường (market capitalization). Điều này giải thích tại sao Sinopec Group của Trung Quốc đứng thứ 5 trong Fortune Global 500 mà chỉ đứng thứ 22 trong Forbes Global 2000.

VNR500 – Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Thông qua đánh giá thực trạng thông tin về doanh nghiệp tại Việt Nam, Vietnam Report đã xây dựng bảng xếp hạng VNR500 dựa trên phương pháp xếp hạng của Fortune.

Phương pháp của Fortune được xác định là phù hợp với các nước đang phát triển, nơi mà hệ thống thống kê thông tin về doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh. Bảng xếp hạng VNR500 năm 2012 được xây dựng dựa trên doanh thu hợp nhất năm 2011 của các công ty.

500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2011 có mức doanh thu bình quân là 408 triệu USD. Doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2011 là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với doanh thu gần 17 tỷ đô la.

Mức doanh thu này chỉ tương đương 87% doanh thu của công ty đứng thứ 500 trong bảng Fortune Global 500 là công ty Bristol-Myers Squibb (với doanh thu 2011 là 19,5 tỷ đô la). Nếu duy trì được mức tăng trưởng doanh thu trong năm 2011 là xấp xỉ 40% trong các năm tới, khả năng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ lọt vào bảng xếp hạng Fortune Global 500 sớm là rất lớn.

Phương pháp của Forbes chỉ ra rằng Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đứng đầu bảng “Forbes-based VNR”. Tiếp đến là Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Á Châu. Vị trí của các doanh nghiệp này trên bảng VNR lần lượt là 20, 13, và 28.

So sánh doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị thị trường của 3 doanh nghiệp trên với các doanh nghiệp Forbes 2000, ta có thể tìm được một số doanh nghiệp có chỉ tiêu tài chính tương đương.

Bảng dưới đây chỉ ra rằng nếu được đưa vào xếp hạng thì Vietcombank có thể đứng khoảng 1600, Ngân hàng công thương Việt Nam có thể đứng ở xung quanh vị trí 1615 và Ngân hàng TMCP Á Châu có thể xếp ở nhóm cuối trong bảng Forbes Global 2000.

Các doanh nghiệp VNR500 trong tương quan với doanh nghiệp Forbes Global 2000

Tên công ty

Xếp hạng

Tài chính năm 2011

(tỷ USD)

Forbes 2000

Forbes-based VNR

VNR500

DT

LN

TTS

GTTT

Gunma Bank

1598

1,6

0,2

66

2,8

Vietcombank

1

20

1,6

0,2

17,5

2,8

Oriental Bank of Commerce

1613

2,6

0,3

30,6

2

Ngân hàng Công thương VN

2

13

2,7

0,3

21,9

0,5

Laurentian Bank

1921

1,2

0,1

23,3

1,3

Ngân hàng TMCP Á Châu

3

28

1,2

0,2

13,4

0,7

Có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể được vinh danh trong các bảng xếp hạng doanh nghiệp toàn cầu. Bên cạnh cải thiện các chỉ tiêu tài chính thì việc hoàn thiện hệ thống thống kê của doanh nghiệp cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình.

Lễ Công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 sẽ được tổ chức vào sáng 18/1/2013, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để có tên trong các bảng xếp hạng công ty thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO