Bài học từ vụ Microsoft kiện DN Việt

MINH HÀO| 05/07/2015 04:02

Các nhà sản xuất đang mạnh tay với các vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm.

Bài học từ vụ Microsoft kiện DN Việt

Ngày 2/7, Toàn án nhân dân tỉnh Bình Dương mở phiên tòa xử lý vụ Công ty Microsoft Việt Nam kiện Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam (Trimmers) sử dụng phần mềm máy tính vi phạm bản quyền. Việc này cho thấy các nhà sản xuất đang mạnh tay với các vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) mà đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm.

Đọc E-paper

Microsoft khởi kiện

Liên minh Phần mềm (BSA) vừa công bố vụ kiện dân sự đối với công ty Trimmers do sử dụng phần mềm máy tính vi phạm bản quyền Microsoft.

Theo hồ sơ gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Microsotf cho biết, ngày 26/9/2013, lực lượng thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với Phòng 4/C50, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an đã kiểm tra đột xuất công ty Trimmers về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo Quyết định số 225/QĐ-TTr của Chánh thanh tra Bộ VHTTDL.

Kết quả, trong 41 máy tính đang hoạt động chỉ có một ít phần mềm có bản quyền, phần còn lại là phần mềm bất hợp pháp. Trong số phần mềm bất hợp pháp đó có phần mềm của Microsoft, Adobe, Autodesk và Lạc Việt - các thành viên thuộc BSA.

Điều đáng nói là đại diện công ty Trimmers đã ký vào biên bản thanh tra thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm luật về SHTT.

Công ty cam kết chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và mua bản quyền máy tính hợp pháp nhưng đến nay vẫn không thực hiện.

>>Luật Sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp vẫn thờ ơ

"Trong gần hai năm qua, chúng tôi đã rất nhiều lần tìm cách đàm phán với Trimmers nhưng không nhận được sự hợp tác của công ty này.

Vì thế, chúng tôi đưa vụ việc này lên Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi", bà Rebecca Ho, luật sư của Microsoft khu vực Đông Nam Á, cho biết.

Trong đơn gửi đến tòa án, Microsoft đòi Trimmers bồi thường 748 triệu đồng cộng với án phí. Hiện tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã nhận thụ lý vụ án và phiên tòa hòa giải đầu tiên giữa hai bên diễn ra vào ngày 2/7.

Thực ra, đây không phải là vụ kiện đầu tiên trong lĩnh vực phần mềm mà là lần thứ 2, Microsoft áp dụng biện pháp này tại Việt Nam.

Trước đó, vào cuối năm 2013, Microsoft và Lạc Việt đã khởi kiện Công ty TNHH Gold Long John ở Đồng Nai do sử dụng trái phép phần mềm của hai doanh nghiệp (DN) này.

Chỉ hai tháng sau đó, vụ kiện đã khép lại và Công ty Gold Long John đã chấp nhận xin lỗi công khai đồng thời đền bù 100% giá trị phần mềm vi phạm cho chủ sở hữu.

Theo thống kê của BSA, năm 2013, có tới 81% các phần mềm được cài đặt trên máy tính cá nhân tại Việt Nam không có giấy phép. Việc vi phạm SHTT đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DN sản xuất phần mềm tại Việt Nam.

>>Luật Sở hữu trí tuệ: Thực thi bằng đạo đức và công bằng

Và quan trọng hơn, những mối đe dọa về an ninh là lý do hàng đầu mà người sử dụng cần phải từ chối phần mềm không giấy phép. Trong đó, nguy cơ mất dữ liệu, tin tặc truy cập là điều sẽ dễ dàng xảy ra.

Khó đủ đường

Việc khởi kiện của Microsoft là hồi chuông cảnh tỉnh cho những DN sử dụng phần mềm không phép. Số tiền mà Microsoft đòi bồi thường không lớn nhưng nhắc nhở cho những ai vi phạm SHTT đang rất phổ biến tại Việt Nam.

Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương của BSA, cho biết, tòa án là một biện pháp phổ biến dùng để xử lý các vụ việc vi phạm bản quyền ở các nước trong khu vực.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN), cho rằng, về bản chất, quyền SHTT là quyền dân sự.

Đây là xu thế chung của thế giới về thực thi quyền SHTT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc thực thi bằng các biện pháp dân sự không nhiều mà hầu hết đều giải quyết bằng biện pháp hành chính.

Thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp hành chính chỉ có thể có hiệu quả trong thời điểm hiện tại còn về lâu dài thì chưa đủ sức răn đe.

Theo đại diện của Cục Cảnh sát Kinh tế, trong các quy định hiện hành, không có giới hạn nào cho việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền SHTT.

Những vướng mắc về luật là nguyên nhân chính khiến việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự không hiệu quả.

>>Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam: Đọc để học

Cụ thể, trong Luật Hình sự Việt Nam có 6 điều liên quan đến thực thi quyền SHTT như Điều 156-158 quy định về buôn bán hàng giả, Điều 170-171 quy định về sở hữu công nghệ và quyền tác giả nhưng các khái niệm được sử dụng trong luật như "hàng giả”, "quy mô thương mại", "hậu quả nghiêm trọng"... lại không được giải thích và cho đến nay cũng chưa có thông tư hướng dẫn.

Vì những trở ngại trên mà sau 10 năm triển khai, tỷ lệ vi phạm bản quyền máy tính tại Việt Nam chỉ giảm 11%, từ 92% năm 2004 xuống còn 81% năm 2014.

Trong năm 2014, Bộ VHTTDL đã triển khai 121 cuộc kiểm tra về việc chấp hành các quy định về quyền tác giả và đã phạt đến 1,5 tỷ đồng.

Dù còn những vướng mắc trong việc triển khai nhưng ông Tarun Sawney vẫn tin rằng với những cam kết ủng hộ bảo vệ quyền SHTT của Chính phủ Việt Nam sẽ phần nào giải quyết được tình trạnh trên.

"Trong hai năm gần đây, Việt Nam có những bước đi mạnh mẽ để chuyển từ biện pháp hành chính sang biện pháp dân sự đối với các vụ việc vi phạm quyền SHTT, trong đó có phần mềm. Đây sẽ là biện pháp xử lý hữu hiệu góp phần giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam", ông Tarun Sawney nói.

>>Ông chủ Lạc Việt: Kinh doanh không chỉ vì tiền

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bài học từ vụ Microsoft kiện DN Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO