Hỗ trợ nuôi tôm bằng than hoạt tính

LẠC LÂM| 13/12/2013 03:55

Nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung trở nên giàu có nhờ nuôi tôm.

Hỗ trợ nuôi tôm bằng than hoạt tính

Nhiều nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung trở nên giàu có nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, họ cũng thường xuyên phải đối đầu với dịch bệnh từ chính ao nuôi và nguồn nước trong hồ khiến tôm hay mắc bệnh, chết hàng loạt... Nguyên nhân bắt nguồn từ phương pháp nuôi, nhất là khâu xử lý nguồn nước khi thả tôm giống.

Đọc E-paper

Lưu Quản Trọng (thứ hai từ phải sang) cùng các đại sứ môi trường
>Sản xuất gạch block từ SIT
>Phong "Vipo"
>
Người nuôi tôm hùm, tôm sú điêu đứng
>Căng thẳng “cuộc chiến” tôm

Trong đó, thành phần chất Cypermethrin là tác nhân chính, có ngay trong nước và cả nguyên phụ liệu khi xử lý nền ao, nhất là nguồn nước có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Cypermethrin còn là tác nhân gây ra hội chứng thiếu chất dinh dưỡng trong thịt, làm giảm chất lượng tôm và khiến giá tôm xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Lưu Quản Trọng, sinh viên khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc tế TP.HCM, chủ dự án nghiên cứu mang tên "Sử dụng vỏ cà phê làm nguyên liệu chính để điều chế than hoạt tính nhằm làm giảm ảnh hưởng của các chất hóa sinh có thành phần chính là Cypermethrin trong các ao, hồ”, cho biết: "Khi tìm hiểu từ nông dân, tôi được biết một vài phương pháp truyền thống được sử dụng để loại bỏ chất Cypermethrin trong các ao, hồ và chúng ít nhiều đã mang lại những lợi ích thực tiễn. Tuy nhiên, những phương pháp quen thuộc ấy vẫn có một vài hạn chế. Vì vậy, chất Cypermethrin không được xử lý triệt để”. Trọng nảy ra ý tưởng dùng vỏ cà phê để làm than hoạt tính, có khả năng hấp thu chất Cypermethrin, giúp khử và làm sạch nguồn nước.

Một thuận lợi khi thực hiện dự án này là nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, vỏ cà phê tại Việt Nam rất nhiều. Ở Tây Nguyên, cà phê sau khi xay xát, lượng vỏ thải ra rất nhiều, song người dân chủ yếu tận dụng để làm chất đốt hoặc ủ thành phân, thậm chí vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Trọng kể: "Tôi đã đốt vỏ hạt cà phê thành than trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ cao (500 độ C), sau đó luồn khí CO2 vào để kích hoạt than và tạo kết cấu tinh. Để tối ưu hóa hoạt động của than đá, tôi chọn kiểm soát 3 thông số quan trọng khi than hoạt tính được tạo ra: hàm lượng khí CO2, hàm lượng nitơ, thời gian nung đốt. Bước kế tiếp, tôi sử dụng tia UV-Vis với mức sóng 750nm để kiểm tra khả năng hấp thụ của than và sử dụng phương pháp sắc ký. Kiểm tra này sẽ thực hiện ở nồng độ thấp hơn nhiều so với thử nghiệm được thực hiện với tia UV-Vis trước đó. Trong kết cấu tinh, than hoạt tính có khả năng hấp thụ thuốc trừ sâu và giữ các thành phần này trong bào tử, qua đó giảm thiểu chất Cypermethrin".

Sau giai đoạn thử nghiệm, than hoạt tính tạo ra từ vỏ cà phê sẽ được áp dụng cho mô hình tôm - lúa tại Việt Nam, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Với dự án này, Lưu Quản Trọng trở thành một trong hai đại sứ môi trường đại diện cho Việt Nam tham dự chuyến du khảo sinh thái tại thành phố Leverkusen (Đức) và dự thi giải thưởng "Nhà lãnh đạo môi trường trẻ tuổi 2013" do Bayer và Ủy ban Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tổ chức.

Quản Trọng hồ hởi cho biết: "Tôi hy vọng nghiên cứu của mình sẽ mang đến thêm một giải pháp hữu hiệu để giúp người nông dân giải quyết những khó khăn trong việc nuôi tôm, giúp xử lý môi trường và loại bỏ chất Cypermethrin để nâng cao giá trị con tôm của Việt Nam".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hỗ trợ nuôi tôm bằng than hoạt tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO