Bí quyết thành công của 8 "ngôi sao" doanh nhân trẻ

03/09/2015 05:29

Con đường đến với thành công của bạn là độc nhất, nhưng có một số vấn đề phổ biến mà tất cả mọi người phải vượt qua để thực sự chạm đến tiềm năng kinh doanh của mình.

Bí quyết thành công của 8

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, tám ngôi sao doanh nhân trẻ hé mở một phần bí quyết dẫn tới sự thành công của họ. Hãy suy nghĩ về lời khuyên này, chúng chính là kinh nghiệm được đúc kết từ con đường họ đã trải qua.

1. Làm những gì bạn yêu thích

"Một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện trong cuộc sống là chọn con đường sự nghiệp của riêng mình. Nghiên cứu cho thấy bạn không cần một mức lương cao để được hạnh phúc, và bạn sẽ phải thức giấc nửa đêm để làm việc, do đó hãy chắc chắn rằng bạn thích công việc của bạn. Phần khó nhất không phải là tìm kiếm những điều bạn thích làm - nó là cách làm thế nào để sống với điều bạn thích nhất. Quan trọng phải có càng nhiều kinh nghiệm càng tốt - cố gắng làm nhiều điều như bạn có thể - vì vậy bạn sẽ tối đa hóa cơ hội phát hiện ra đâu là sự nghiệp của cuộc đời.

Tôi phạm vô số sai lầm trong sự nghiệp chỉ vì tôi không có đủ người hướng dẫn. Thử nghĩ kinh doanh giống như một trò chơi – Bạn có thể thử để tìm hiểu mọi thứ, hoặc bạn có thể chơi với những người đã từng thắng trong trò chơi, những người đó có thể giúp bạn vượt qua trò đó nhanh hơn nhiều. Đây chính là lợi thế của bạn khi có những người thầy đầy kinh nghiệm xung quanh, nhưng nhớ không được e dè khi cần sự trợ giúp", Emerson Spartz, Giám đốc điều hành Spartz.

2. Tìm một cái gì đó thúc đẩy và ám ảnh bạn

"Tôi nghĩ rằng có hai điều cần phải khám phá từ bản thân: những gì thực sự thúc đẩy bản thân và chọn một cái gì đó có thể làm bạn hoàn toàn bị ám ảnh. Một khi bạn đã xác định được hai điều này, bạn sẽ trở thành một người có đủ động lực để chinh phục ám ảnh, không một thế lực nào có thể đánh gục được bạn.

Nhìn chung, cho dù bạn thành công nhờ may mắn thay vì kỹ năng, 2 điều trên sẽ giúp bạn giữ đôi chân mình trên mặt đất đủ vững và đầu óc đủ tỉnh táo, sáng suốt để tìm được con đường tốt hơn. Không có gì đảm bảo con đường bạn đi sẽ được lịch sử ghi nhận, nhưng đó là hành trình đầy thử thách bạn sẽ được nếm khi bắt đầu".- Suhail Doshi, người sáng lập kiêm CEO của Mixpanel.

3. Đừng chờ đợi

"Chỉ cần tiến lên và bắt tay vào làm! Khi chúng tôi bắt đầu FlightCar, chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian tìm cách tốt nhất để ra mắt thị trường và cố gắng tiến hành nhiều nghiên cứu thị trường đủ để không làm sai. Cuối cùng, hóa ra chúng tôi đã học được nhiều hơn bằng cách tung ra với sản phẩm tối thiểu chức năng và cải tiến từ phản hồi của khách hàng.

Cách dễ nhất và cách tốt nhất để hiểu khách hàng muốn gì chỉ đơn giản là hỏi họ - sử dụng thông tin phản hồi để tạo ra sản phẩm. Điểm mấu chốt là bạn cần khách hàng hoặc bạn không có công ty nào cả!", Rujul Zaparde, Giám đốc điều hành kiêm đồng sáng lập của FlightCar, đúc kết.

4. Xây dựng đội ngũ nhân sự đoàn kết

"Tôi hài lòng nhất khi ​​bước vào văn phòng mỗi buổi sáng và nhìn thấy những người thông minh, tài năng đến với nhau vì một mục tiêu chung. Cảm giác đó chính là “bộ tộc chúng ta cùng nhau chống lại thế giới”.

Xây dựng một startup, tốt nhất nên cho nhân viên cảm thấy mình là thành viên đội bóng đang ở đỉnh cao phong độ hoặc một đơn vị đặc nhiệm – nơi cá nhân sẵn sàng hy sinh vì lợi ích tập thể. Nếu không thể xây dựng được khối đoàn kết như một bộ tộc thật sự, người sáng lập nên chấp nhận thực tế họ tự mình đào mồ chôn công ty mình". - Jordan Fliegel, sáng lập của CoachUp, chia sẻ.

5. Tốc độ

"Tốc độ là tất cả mọi thứ với công ty khởi nghiệp và thời gian không phải là bạn. Làm việc không mệt mỏi từ đầu để tìm được mô hình tiếp cận khách hàng, lặp lại và mở rộng quy mô. Tại MyTime, mục tiêu của chúng tôi là trở thành điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp địa phương cần môi giới quan hệ trên toàn thế giới.

Thay vì phải chờ đợi doanh nghiệp địa phương đến để đăng ký, chúng tôi đã xây dựng bộ hồ sơ vắn tắt dành cho nhóm 2 triệu khách hàng tiềm năng nhất. Điều này giúp mang đến cho doanh nghiệp hàng triệu khách hàng ghé thăm website nhờ SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Sau đó, chúng tôi đã mời những doanh nghiệp xác nhận hồ sơ của họ từ khi có hàng trăm lượt khách (những khách hàng tiềm năng) đã tìm đến trang web của họ. Đây là một ví dụ tuyệt vời của việc đứng trên vai người khác và mở rộng quy mô nhanh chóng hơn". – Ethan Anderson, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành MyTime, đúc kết.

6. Điều hành với nụ cười 

"Bạn có thể đạt được rất nhiều thứ hơn với một nụ cười thay vì cau có. Chúng ta luôn có xu hướng nghĩ rằng những người thành đạt dường như lúc nào cũng trông rất căng thẳng và cực kì nghiêm trọng. Theo kinh nghiệm của tôi, đa số những người theo hướng ngược lại mới đúng.

Những thủ lĩnh giỏi sẽ biết truyền cảm hứng cho người khác để làm cho họ thậm chí còn trở nên tuyệt vời hơn. Bạn có thể truyền cảm hứng bằng nỗi sợ hãi và sự giận dữ, nhưng cái tháp quyền lực đó của bạn chỉ là căn nhà giấy. Một người thủ lĩnh không thể có mặt mọi nơi, biết nắm giữ những thứ quan trọng và luôn tỏa sáng theo một tần số đều đặn sẽ giúp bạn được một bước gần hơn để trở thành – một nhà lãnh đạo của thế kỉ 21, nếu bạn quyết tâm.

Khi bạn thật sự cần nghiêm túc, sự thay đổi thái độ của bạn sẽ là sự im lặng đáng sợ đối với nhóm. Tuy nhiên, hãy cố gắng cười thật nhiều – nụ cười sẽ làm cho bản thân bạn cảm thấy sảng khoái hơn và mọi người cũng sẽ luôn muốn ở cạnh bên bạn nhiều hơn". – Scott Tannen, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Boll&Branch, cho biết.

7. Hiểu rõ bản thân

"Vận dụng những thế mạnh và nắm rõ những điểm yếu của bạn. Bạn chỉ thật sự mạnh khi xây dựng được một nhóm mạnh. Ở những giai đoạn đầu của một công ty, mọi người cùng làm việc trong một không gian rộng lớn, từ đó tác động lên nhóm rất nhiều.

Tập hợp xung quanh bạn những người thích hợp, những người không chỉ tin tưởng vào tầm nhìn của bạn, mà điều cốt yếu là bạn còn phải học tập từ họ. Khi nói đến nhóm của bạn, bao gồm tất cả mọi người từ nhân viên, các nhà sáng lập cho đến những nhà đầu tư, bạn không thể lúc nào cũng đưa ra được quyết định đúng, nhưng điều quan trọng muốn nói ở đây là cách bạn phản ứng nhanh nhạy trong mọi tình huống và cái cách bạn học được từ những sai lầm trước đó. Chọn sai nhân viên hay cố vấn không chỉ tốn thời gian mà còn phí cơ hội". – Jess Levin, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Carats & Cake, đúc kết.

8. Không chọn con đường an toàn (Dám đánh đổi)

Đánh giá những chi phí cơ hội. Những quyết định kinh doanh tốt nhất hầu như không bao giờ là cái an toàn nhất. Trong thực tế, đôi khi họ yêu cầu từ bỏ lợi nhuận trong một khu vực để thúc đẩy sự tăng trưởng ở nơi khác. Đánh giá kĩ lưỡng chi phí cơ hội của tất cả mọi thứ bạn làm.

Tôi đã từng đi trên con đường để trở thành bác sỹ. Trong khi đó là một con đường sự nghiệp an toàn và ổn định, nhưng tôi biết nó không phải là sự lựa chọn duy nhất cho bản thân tôi. Tôi muốn xây dựng cái gì đó to lớn hơn. Tôi càng ngưỡng mộ những gì mà các bác sỹ đang làm bao nhiêu, tôi biết tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và thành công hơn khi tôi là một doanh nhân.

"Sáu tháng sau khi tôi giới thiệu trang website thương mại điện tử, tôi đóng cửa các cửa hàng bán lẻ trước đó – mặc dù nó đem đến rất nhiều lợi nhuận. Tôi đã tự tin rằng Internet sẽ làm nên cuộc cách mạng trong thương mại. Ngay sau đó, tôi tái phân bổ các nguồn lực và tập trung chủ yếu vào hoàn thiện việc nắm bắt tâm lý và trải nghiệm khách hàng online.

Hồi đó, việc làm này hơi đi ngược với xu hướng chung. Nhưng nhìn lại, tôi nghĩ mình đã có 1 quyết định thật sáng suốt. Để nhanh chóng gặt hái được thành công, bạn phải sẵn sàng hi sinh sự ổn định và lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho sự phát triển lâu dài". – Firas Kittaned, đồng sáng lập và giám đốc điều hành tập đoàn One Mall.

>Bí quyết khởi nghiệp của doanh nhân “bán 1 tặng 1”

>7 lời khuyên của Donald Trump cho người khởi nghiệp

>7 sai lầm khi khởi nghiệp kinh doanh

>20 lời khuyên trước khi khởi nghiệp kinh doanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bí quyết thành công của 8 "ngôi sao" doanh nhân trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO