Sốt ruột nhìn thị trường tranh Trung Quốc

HỒNG BÍCH| 30/10/2013 05:45

Trung tuần tháng 10 vừa qua, nhà đấu giá tranh Sotheby's mở phiên đấu giá suốt tuần ở Hồng Kông...

Sốt ruột nhìn thị trường tranh Trung Quốc

Trung tuần tháng 10 vừa qua, nhà đấu giá tranh Sotheby's mở phiên đấu giá suốt tuần ở Hồng Kông. Ngay từ lúc chuẩn bị kế hoạch, họ chẳng cần nhìn ngược nhìn xuôi tìm khách, mọi hy vọng dồn vào túi tiền "nhà giàu học làm sang" đổ qua từ Trung Quốc.

Đọc E-paper

Bức tranh trị giá 23,1 triệu đô la Mỹ
>Thu gần 500 triệu USD trong một buổi đấu giá tranh
>Bán đấu giá tranh Picasso làm từ thiện
>
Triển lãm và bán đấu giá ảnh Marilyn Monroe
>Tranh họa sĩ Việt từ 1,5 triệu đấu giá thành 8 tỉ đồng
>
Nhà giàu Trung Quốc buôn tranh để rửa tiền
>Thú chơi đắt đỏ của nhà giàu Trung Quốc
>
Bí quyết đầu tư của nhà giàu Trung Quốc

Và quả nhiên sau một tuần lúc thưa lúc sốt, đấu trí bằng các kênh thông tin chính thống qua các nhà phê bình của những tờ báo nổi tiếng cũng như những nguồn tin rỉ tai của các nhà tư vấn cò mồi, nhà giàu Trung Quốc đã bỏ rất nhiều tiền mua tranh.

Theo nguồn tin đăng trên báo Artinfo, sau khi kiểm két, Giám đốc Sotheby's Châu Á rất vui mừng vì đã thu về tới 538 triệu đô la Mỹ từ việc bán đủ loại tranh, tượng.

Mà thú vị nhất là nhà giàu Trung Quốc trả những món tiền khổng lồ để mua tranh của tác giả Trung Quốc! Điều này khẳng định cách làm ăn chuyên nghiệp của thị trường nghệ thuật thế giới.

Tại cuộc đấu giá này, ngoài một bức tượng Phật bằng đồng đời Minh (đồ cổ) được đấu dứt điểm đến 30,3 triệu đô la, còn có một sự kiện nổi bật khác. Bức tranh có tên gọi "The Last Supper" của họa sĩ người Trung Quốc Zeng Fanzhi mới vẽ vào năm 2001 đã về tay một nhà sưu tập châu Á với giá 23,1 triệu đô la.

Một bức khác của họa sĩ Zeng Fanzhi cũng đã bán được 9,7 triệu đô la tại một cuộc đấu giá gần đây. Những con số này đã làm cho cả thế giới quan sát tiềm năng nghệ thuật và khả năng kiếm lời với nghệ thuật Trung Quốc của các tay buôn tranh khắp Âu - Á với một con mắt khác.

Giám đốc Sotheby's châu Á nói rằng, châu Á chính thức vào cuộc đua mà gương mặt dẫn đầu là Trung Quốc, tiếp đến là nhà giàu đến từ Dubai và Singapore đều sẵn sàng vung tiền mua tranh, tượng của các phiên đấu giá uy tín như Sotheby's.

Có quả ngọt hôm nay là vì họa sĩ Trung Quốc đã biết kết nối sớm với những nhà sưu tập nổi tiếng, nhiều kinh nghiệm đầu tư như ông bà Guy và Miriam Ullens De Schoonten. Chính hai người này đã mua bức tranh nói trên và bây giờ tung ra bán.

Bức tranh có giá 23,1 triệu đô la là nhờ đi ra từ phòng khách uy tín của hai nhà sưu tập này, chứ chưa hẳn là nhờ cái tên Zen Fanzhi. Nói kỹ vậy để hiểu thị trường mỹ thuật nó zíc zắc khi làm thương hiệu là thế, nó không giống các tác phẩm điện ảnh, chỉ cần tung một đợt quảng bá lên báo rồi ngồi chờ hiệu ứng từ khán giả. Mỹ thuật cần rất nhiều tiền, cần thời gian chờ đợi và trên hết là một nhà buôn tranh hoặc sưu tập tranh có tên tuổi.

Qua sự kiện này, hẳn các chủ gallery ở TP.HCM và Hà Nội rất sốt ruột. Hiện nay, các gallery mới đang làm cái việc ở chiều đi, đưa tác phẩm bước đầu ra mắt thị trường.

Còn ở chiều ngược lại, đưa tác phẩm từ phòng khách của các nhà sưu tập có tiếng trong khu vực ra thị trường thì chỉ là những cuộc đi âm thầm, bí mật, không quảng bá, không công bố. Vậy thì bao giờ người ta mới biết nhân dạng của hội họa Việt Nam đang ở đoạn nào của thị trường?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sốt ruột nhìn thị trường tranh Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO