Làng tôi - Hành trình xiếc Việt

VŨ LONG| 23/06/2009 04:29

Ngày 14/6 vừa qua, các nghệ sĩ tham gia chương trình xiếc Làng tôi bắt đầu chuyến lưu diễn tại Viện Bảo tàng Quai Branly (Pháp) với số suất diễn nhiều nhất từ trước đến nay so với các chương trình nghệ thuật đã diễn ra tại đây.

Làng tôi - Hành trình xiếc Việt

Ngày 14/6 vừa qua, các nghệ sĩ tham gia chương trình xiếc Làng tôi bắt đầu chuyến lưu diễn tại Viện Bảo tàng Quai Branly (Pháp) với số suất diễn nhiều nhất từ trước đến nay so với các chương trình nghệ thuật đã diễn ra tại đây.

Một cảnh trong vở xiếc Làng tôi

Từ tháng 11/2009 đến đầu tháng 2/2010, Làng tôi trở lại châu Âu và sau đó sẽ biểu diễn tại Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Singapore, rồi trở về VN để diễn tại Festival Huế 2010 và ra mắt khán giả TP.HCM. Hơn 100 suất diễn ở nhiều nước trên thế giới trong suốt hai năm là con số đáng tự hào không chỉ với xiếc Việt.

Từ một dự án trao đổi văn hoá…

Tháng 3/2003, Tuấn Lê - nghệ sĩ tung hứng thành danh tại CHLB Đức cùng kỹ sư âm thanh Nhất Lý, lúc đó là Chủ tịch Hội đoàn Art-Ensemble, về VN để thực hiện album nhạc xiếc. Sau khi thăm Trường Trung học Xiếc VN, ông Nhất Lý đặt vấn đề xây dựng một dự án theo mô hình trao đổi văn hóa Pháp - Việt.

Trở về châu Âu, ông và Tuấn Lê gặp Nguyễn Lân, một thầy dạy xiếc. Họ bàn bạc và đưa ra ý tưởng xây dựng một chương trình xiếc mới, sử dụng chất liệu văn hóadân tộc, nhạc khí truyền thống và trò chơi dân gian.

Đầu năm 2005, ông Lý chấp bút dự án trao đổivăn hóa mang tên «Le souffle de l’aurore» gửi về Trường Trung học Xiếc VN và gửi đến các cơ quan có chức năng của Pháp để xin tài trợ.

Khi biết dự án đang gặp khó khăn về kinh phí, ông Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN (LĐXVN) đã đề nghị thực hiện dự án với các diễn viên của LĐXVN và đầu tư hơn 200 triệu đồng để dàn dựng một chương trình thử nghiệm xiếc mới.

Nhóm dàn dựng của Art-Ensemble cùng hơn 80 nghệ sĩ và các đạo diễn của LĐXVN đã làm việc mỗi ngày ba buổi, từ 9 giờ sáng đến tận 11 giờ khuya trong suốt ba tuần. Mỗi nghệ sĩ đều nỗ lực tìm tòi, sáng tạo và chia sẻ tư duy sáng tạo với đồng nghiệp.

Tuy nhiên, số lượng nghệ sĩ lớn gây khó khăn cho công tác tổ chức biểu diễn. Làng tôi gây được tiếng vang nhưng chỉ trình diễn được sáu buổi trong Tuần lễ Văn hóa xiếc Việt vào năm 2005 tại Hà Nội....

Đến chương trình thử nghiệm và lưu diễn quốc tế

Ông Jean Luc Larguier - Chủ tịch Hội đoàn Scène de la Terre, nhà hoạt động văn hóa Pháp, giáo sư Đại học Paris 4 Sorbonne đã nhìn thấy tiềm năng nghệ thuật và tính khả thi trong khai thác kinh tế của Làng tôi.

Ông đã tổ chức một cuộc họp tại Théâtre de la Ville ở Paris vào cuối tháng 11/2007 để nhà giáo Lân Maurice, nghệ sĩ Tuấn Lê và kỹ sư Nhất Lý giới thiệu dự án Làng tôi, nhằm thuyết phục giám đốc các nhà hát quốc gia Pháp mua chương trình cho mùa biểu diễn năm 2008.

Tháng 3/2008, ông Lý về Hà Nội, thành lập Công ty TNHH Sân khấu Việt. Jean Luc và ông Lý lên lịch trình tổ chức thực hiện Làng tôi theo đơn đặt hàng của các nhà tổ chức biểu diễn Pháp.Tháng 5/2008, hợp đồng ghi nhớ giữa các nhà đồng sản xuất là LĐXVN và Scène de la Terre được ký kết.

LĐXVN giao cho Công ty TNHH Sân khấu Việt tổ chức dàn dựng lại chương trình Làng tôi với 14 diễn viên xiếc của LĐXVN. Scène de la Terre cam kết đầu tư tài chính cho mọi chi phí liên quan đến việc xây dựng chương trình và bán được ít nhất 40 buổi trong mùa diễn đầu tiên, từ tháng 6/2009 đến hết tháng 1/2010.

Nghệ sĩ Tuấn Lê, nhà giáo Nguyễn Lân và kỹ sư Nhất Lý đã chia sẻ những trăn trở về định hướng nghệ thuật cho chương trình, kể cả việc có nên giữ tên Làng tôi hay lấy tên khác. Họ quyết định lấy cây tre làm đạo cụ chính và rút gọn số lượng diễn viên.

14 trong số 30 diễn viên được chọn lựa để cùng với đạo diễn Tuấn Lê bắt tay xây dựng chương trình với sự trợ giúp của biên đạo múa Tấn Lộc và phần âm nhạc củakỹ sư âm thanh Nhất Lý.

Dấu ấn của văn hoá Làng Việt

Làng tôi dẫn dắt khán giả đến với văn hóa làng Việt. Tre hòa quyện cùng diễn viên trong các tiết mục uốn dẻo, đu, nhào lộn..., và tất cả nằm trong một chỉnh thể khăng khít có tên gọi Làng tôi. Những cây tre vừa được dùng để trang trí sân khấu, vừa được khai thác làm đạo cụ để diễn xiếc một cách linh hoạt.Các diễn viên, mỗi người một cây tre dựng lên một tiết mục tung hứng và sắp đặt tre.

Những cảnh sinh hoạt đời thường của người dân quê như làm ruộng, tát nước, làm nhà, hội hè được các diễn viên tái hiện. Phần âm nhạc khai thác từ âm nhạc các miền quê VN thực sự là linh hồn của chương trình..

NSƯT Lê Chức - Phó chủ tịch Hội Sân khấu VN nhận xét sau khi xem chương trình diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong tháng 5 vừa qua: «Cuộc sốngsau những lũy tre làng tưởng như bình dị, nhưng đã bật lên thành xiếc. Việc xử lý chất liệu âm nhạc dântộc làm thỏa mãn “phần nghe” và tạo thêm hưng phấn cho “phần nhìn”.

Khán giả trôi trong cảm giác mênh mang, bồng bềnh và tao nhã do các thanh âm được phối khí, hòa thanh, phân bè, phân câu có tính chuyên nghiệp cao. Đây quả là một “bữa tiệc xiếc” thuần chất Việt trong một không gian “làng” do tre Việt tạo nên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làng tôi - Hành trình xiếc Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO