Đạo diễn điện ảnh: Không là "cuộc chơi"

NHƯ THỦY| 11/05/2017 06:28

Trừ Hồng Ánh ngay từ đầu chọn làm Đảo của dân ngụ cư với định hướng tìm đến các LHP quốc tế, còn hầu hết các đạo diễn - diễn viên đều thiên về mục đích kinh tế.

Đạo diễn điện ảnh: Không là

Tháng 5 này, Đảo của dân ngụ cư - phim đầu tay của đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh, đại diện cho điện ảnh Việt Nam chu du ở một số liên hoan phim (LHP) quốc tế và Có căn nhà nằm nghe nắng mưa của đạo diễn - diễn viên Mai Thế Hiệp cũng đang tạo hiệu ứng khá tốt với khán giả.

Đọc E-paper

Cụ thể, Đảo của dân ngụ cư sẽ được trình chiếu và chính thức tham gia tranh giải tại LHP quốc tế ASEAN, rồi được giới thiệu trong chương trình "Vietnam night" của LHP quốc tế Cannes và Tuần lễ phim Việt Nam tại Tây Ban Nha.

Trước khi làm đạo diễn, Hồng Ánh đã đoạt được nhiều giải thưởng về diễn xuất của LHP trong nước và quốc tế. Không nổi tiếng như Hồng Ánh, Mai Thế Hiệp - đồng đạo diễn của Có căn nhà nằm nghe nắng mưa - đã lấy được bằng Cử nhân Sân khấu tại California State University (Mỹ) và hoạt động ở nhiều vai trò như diễn viên, vũ công, đạo diễn sân khấu, biên đạo múa, thiết kế ánh sáng, phục trang, tổ chức và sản xuất...

Sau Hồng Ánh và Mai Thế Hiệp, gần đây có khá nhiều diễn viên (đa số còn khá trẻ) có chút tên tuổi đứng ở vai trò đạo diễn, như Huỳnh Đông với phim Oán, Khương Ngọc với phim Rừng xanh kỳ lạ truyện, Hoàng Phúc với phim Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh Kung Fu, Hoàng Mập và Lê Quang Thanh Tâm với phim Vali... tình yêu, Việt Anh với phim Vệ sĩ, tiểu thư và thằng khờ, La Quốc Hùng và Huỳnh Lập với phim Sài Gòn, anh yêu em, Ngô Thanh Vân với phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Dustin Nguyễn với phim Lửa Phật, Trúng sốBao giờ có yêu nhau, Võ Thanh Hòa với phim Bệnh viện ma, Đỗ Đức Thịnh với phim Ma dai, Taxi, em tên gì?, Sứ mệnh trái tim, Văn Anh với phim Đời cho ta bao lần đôi mươi...

Vài người trong số họ đã và đang theo học các khóa đào tạo về đạo diễn như Võ Thanh Hòa, Khương Ngọc, La Quốc Hùng, Đỗ Đức Thịnh, Huỳnh Đông..., còn chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế học hỏi qua năm tháng lăn lộn ngoài phim trường.

Lý do "lấn sân" khá đa dạng, như "Làm phim là đam mê, niềm yêu thích của tôi sau công việc diễn xuất" (La Quốc Hùng), hay "Khi đem kịch bản phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể đi gặp các nhà đầu tư và tìm đạo diễn, tìm mãi không ra, cuối cùng họ thuyết phục Vân thử sức với vai trò này, vì Vân chính là người lên ý tưởng cho phim từ đầu tới cuối" (Ngô Thanh Vân), hoặc "Diễn viên chỉ cần lo cho vai diễn của mình và hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, còn đạo diễn phải lo cho tất cả, tầm hiểu biết của họ "kinh khủng" quá, và tôi cũng khát khao có được tầm hiểu biết như vậy" (Huỳnh Đông)...

Nhưng điện ảnh chưa bao giờ là "cuộc chơi" ở thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Khi diễn viên làm đạo diễn, bên cạnh một số thuận lợi về chuyên môn, họ phải chịu nhiều trách nhiệm và áp lực. Chỉ có số ít người may mắn được nhà đầu tư cấp vốn, còn đa số đều phải bỏ tiền túi (thậm chí phải bán nhà, bán xe) để làm phim.

Vì thế, hầu hết họ vừa làm đạo diễn kiêm nhà sản xuất, chưa kể còn phải lo chuyện phát hành và doanh thu luôn là vấn đề "sống còn" để họ gây dựng uy tín, tìm cơ hội tiếp tục làm phim. Nghĩa là ngoài tài năng và tâm huyết, sự may rủi cũng là yếu tố quyết định đối với họ.

>>Phim Việt: Lương duyên giữa văn học và điện ảnh

Trừ Hồng Ánh ngay từ đầu chọn làm Đảo của dân ngụ cư với định hướng tìm đến các LHP quốc tế, còn hầu hết các đạo diễn - diễn viên đều thiên về mục đích kinh tế. Tất nhiên, có một số người đã lựa chọn đề tài, thể loại theo hướng riêng, cố gắng cân bằng giữa mục tiêu làm nghệ thuật và lợi nhuận.

Từ năm ngoái đến nay, chỉ có Ngô Thanh Vân với Tấm Cám: Chuyện chưa kể thu về gần 70 tỷ đồng, Dustin Nguyễn với Bao giờ có yêu nhau, La Quốc Hùng với Sài Gòn, anh yêu em nhận được một số lời khen từ giới chuyên môn và khán giả, còn Oán của Huỳnh Đông "chìm xuồng" sau khi ra rạp ít ngày, Vệ sĩ, tiểu thư và thằng khờ của Việt Anh có chuyện rắc rối với nhà phát hành và chất lượng quá kém, Rừng xanh kỳ lạ truyện của Khương Ngọc và Lục Vân Tiên: Tuyệt đỉnh Kung fu của Hoàng Phúc đầu tư nhiều cho kỹ xảo, những cảnh hành động nhưng vẫn lỗ nặng.

Thừa nhận "làm đạo diễn là một áp lực đầy mê hoặc và thú vị, có thể khiến nguồn năng lượng trong mình bung tỏa mạnh mẽ trên phim trường", nhưng Hồng Ánh "vẫn luôn chờ đợi những vai diễn mới, đủ để cháy hết mình và được "sống" cuộc đời của nó".

Ngô Thanh Vân từng nói: "Đạo diễn không phải là ước mơ cháy bỏng của Vân, chỉ là điều đến bất chợt và Vân phải làm tốt nhất có thể. Nhưng công việc này tốn quá nhiều thời gian và tâm sức, trong khi Vân là nhà sản xuất nên chỉ muốn gây quỹ đầu tư và lấy tiền về cho những bạn trẻ được đào tạo bài bản nghề này làm".

Trong bộ phim mới nhất Cô Ba Sài Gòn, Ngô Thanh Vân đã nhường công việc đạo diễn cho 2 đạo diễn trẻ, còn mình làm nhà sản xuất và đó

>>Xã hội hóa - xu hướng tất yếu của điện ảnh Việt

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đạo diễn điện ảnh: Không là "cuộc chơi"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO