Trái phiếu doanh nghiệp: Nội hào hứng, ngoại thờ ơ

Gia Lê| 20/09/2019 01:00

Trong khi các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp khá thu hút nhà đầu tư nội địa thời gian qua, thì các thương vụ phát hành trái phiếu quốc tế lại không thành công như kỳ vọng.

Lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 8/2019 tăng mạnh, lên gấp khoảng 2 lần so với mức bình quân của 7 tháng trước đó, trong khi giá trị phát hành cũng tăng đến 42% so với trung bình tháng của 7 tháng đầu năm.

Lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 8/2019 tăng mạnh, lên gấp khoảng hai lần so với mức bình quân của 7 tháng trước đó, trong khi giá trị phát hành cũng tăng đến 42% so với trung bình tháng của 7 tháng đầu năm

Tám mươi đợt đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng trong tháng 8/2019 là số liệu được công bố bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); theo đó, nâng lũy kế 8 tháng lên 534 đợt phát hành. Tuy nhiên, số đợt thực tế phát hành là 60 đợt với giá trị 26.629 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng, số đợt phát hành là 394 đợt, tương ứng giá trị 157.901 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 8/2019 tăng mạnh, lên gấp khoảng hai lần so với mức bình quân của 7 tháng trước đó, trong khi giá trị phát hành cũng tăng đến 42% so với trung bình tháng của 7 tháng đầu năm.

Kỳ hạn phát hành bình quân trong tháng 8/2019 là 3,6 năm, thấp hơn con số chung trong 8 tháng đầu năm là 4,49 năm, cho thấy doanh nghiệp đã chấp nhận phát hành các trái phiếu với kỳ hạn ngắn trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp hiện nay.

Link bài viết

Sự gia tăng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đột biến trong tháng 8/2019 dường như có sự liên hệ với việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại nội địa kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cũng như với diễn biến trái phiếu doanh nghiệp ngày càng bị chú ý nhiều hơn và liên tiếp được cảnh báo.

Cụ thể, trong giai đoạn gần đây, khi nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng có những hạn chế nhất định, các doanh nghiệp chuyển sang tìm kiếm vốn tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài. Các đợt phát hành này thường được các công ty chứng khoán của các ngân hàng tư vấn, bảo lãnh phát hành và phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân, khách hàng đang gửi tiền tại các ngân hàng.

Theo đó, một số ngân hàng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức mua sỉ, sau đó phân phối lại cho khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng mình theo hình thức bán lẻ để ăn chênh lệch lãi suất. Xu hướng này ngày càng phổ biến, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, lượng trái phiếu đầu tư không phân phối hết thì buộc các ngân hàng phải ôm. Với việc nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp quá lớn có thể dẫn đến rủi ro nên NHNN đã phải ra văn bản cảnh báo.

Chính vì vậy, không loại trừ khả năng doanh nghiệp lo ngại các ngân hàng sẽ buộc phải hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới theo yêu cầu của NHNN, nên đã ra sức đẩy nhanh tiến độ phát hành trong tháng 8 vừa qua, nhằm tận dụng thời điểm thị trường vẫn còn thuận lợi để đảm bảo thành công cho các đợt phát hành, cũng như khi mặt bằng lãi suất vẫn chưa bị dâng lên quá mức.

Cũng theo số liệu thống kê, nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về giá trị phát hành trong tháng 8/2019 với hơn 10,3 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn phát hành bình quân dài nhất là 3,92 năm, nhưng lãi suất bình quân lại thấp nhất chỉ 7,12%/ năm. Kế tiếp là nhóm bất động sản với giá trị phát hành hơn 3,77 nghìn tỷ đồng, kỳ hạn bình quân 2,65 năm và lãi suất lên đến 10,58%.  

Trước đó, theo báo cáo từ Công ty chứng khoán SSI, trong 8 tháng của năm 2019, các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu nhiều nhất với tổng giá trị 56.060 tỷ đồng, chiếm 47,9% lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Tiếp đó là các công ty bất động sản phát hành 36.946 tỷ đồng; doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 9.207 tỷ đồng; các tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành 4.423 tỷ đồng và còn lại là doanh nghiệp khác.

Đối với nhóm ngân hàng, áp lực về việc tăng vốn tự có để đảm bảo hệ số an toàn vốn mới theo Thông tư 41 (có hiệu lực từ đầu năm 2020), cũng như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đã buộc các nhà băng không ngừng phát hành giấy tờ có giá kỳ hạn dài.

Trong khi các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thu hút nhà đầu tư trong nước nhờ lãi suất cao và điều kiện hấp dẫn, thì ngược lại, các thương vụ phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp trong nước lại khá ế ẩm. Theo thống kê của HNX, trong tháng 8/2019 không phát sinh đợt phát hành trái phiếu quốc tế nào, còn tính chung 8 tháng, số đợt đăng ký phát hành là 5 đợt với 1,75 tỷ USD, nhưng thực tế chỉ có 1 đợt phát hành với 300 triệu USD của VPBank.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trái phiếu doanh nghiệp: Nội hào hứng, ngoại thờ ơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO