Sau chứng khoán, tài sản nào có thể là nạn nhân kế tiếp?

Gia Lê| 31/03/2020 04:30

Chứng khoán và bất động sản có sự liên thông chặt chẽ với nhau; khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, họ sẽ tìm cách bán bớt tài sản để có nguồn thu, mà một trong số đó là các bất động sản.

Sau chứng khoán, tài sản nào có thể là nạn nhân kế tiếp?

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục khiến các thị trưởng chứng khoán thế giới đỏ lửa, câu hỏi quan trọng lúc này là, sau chứng khoán, tài sản nào có thể là nạn nhân kế tiếp?

Chỉ số VN-Index tính từ phiên giao dịch trở lại sau tết Nguyên đán đến nay đã giảm hơn 33%, trở thành một trong những thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất trên thế giới. Nhiều mã cổ phiếu đã lao dốc 50-60%, nhưng đà bán tháo dường như vẫn chưa dừng lại, khi niềm tin thị trường gần như đổ vỡ. Câu hỏi đặt ra là, sau chứng khoán, tài sản nào có thể là nạn nhân kế tiếp?

Tại Trung Quốc, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều công ty bất động sản đã buộc phải giảm giá bán các dự án nhà ở, có doanh nghiệp giảm mạnh đến 25%, đánh dấu đợt giảm giá lớn nhất từ trước đến nay tại nước này. Có thể thấy đại dịch đang tác động lên toàn bộ các thị trường và những kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán hay bất động sản có thể chịu tác động mạnh nhất.

Thứ nhất, khi thị trường chứng khoán lao dốc, các doanh nghiệp đối mặt với muôn vàn khó khăn, không thể huy động thêm vốn, buộc phải đẩy nhanh tiến độ bán hàng để xoay xở dòng tiền đảm bảo duy trì hoạt động. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, sức mua yếu, các doanh nghiệp có thể phải giảm giá bán để thu hút người mua là tất yếu.

Bên cạnh đó, chứng khoán và bất động sản cũng có sự liên thông chặt chẽ với nhau, khi hoạt động kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, họ sẽ tìm cách bán bớt các tài sản để có nguồn thu duy trì hoạt động, trong đó các bất động sản luôn là lựa chọn đầu tiên.

Thứ hai, với những nhà đầu tư cá nhân trên thị trường nhà đất, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và rủi ro bất động sản dâng cao, họ cũng sẽ nhanh chóng tìm cách tháo chạy, cắt lỗ, do đó càng gây sức ép giá cả lên thị trường này.

Ngoài ra, khi các khoản đầu tư ở các thị trường khác như chứng khoán bị thiệt hại nặng nề, các nhà đầu tư buộc phải bán những gì còn có thể trên các thị trường khác đề bù đắp thiệt hại, bổ sung ký quỹ trên thị trường chứng khoán, mà sự lao dốc của giá vàng trong những ngày trước đã phần nào minh họa cho xu hướng này.

Ở một bộ phận khác, nhiều người đang ưu tiên nắm giữ tiền mặt vào thời điểm này, do đó sẽ lựa chọn thoát ra khỏi các kênh tài sản, thu vén dòng vốn về một mối để đảm bảo an toàn.

Thứ ba, trước nguy cơ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng lên vì ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động xử lý nợ xấu sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới, theo đó các tài sản đảm bảo mà chủ yếu là bất động sản sẽ bị xử lý hàng loạt, càng khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng thừa cung thiếu cầu.

Do nguy cơ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng lên, các tài sản đảm bảo mà chủ yếu là bất động sản sẽ bị xử lý hàng loạt.

Do nguy cơ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng lên, các tài sản đảm bảo mà chủ yếu là bất động sản sẽ bị xử lý hàng loạt.

Gần đây, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng đã kiến nghị ngành ngân hàng nên có những giải pháp hỗ trợ cho họ, chứ không riêng gì cho khách hàng doanh nghiệp, vì với nguồn thu nhập bị sụt giảm, khó có thể đảm bảo trả lãi vay đầy đủ cho các khoản vay mua nhà trước đây. Do đó, nếu không có các biện pháp hỗ trợ thì nợ xấu của những khoản vay mua nhà tăng là điều tất yếu.

Cuối cùng, thị trường bất động sản thời gian qua cũng đã làm thất vọng nhiều người khi có quá nhiều tai tiếng, từ các dự án ma lừa đảo bị phanh phui hàng loạt, những cam kết chi trả lãi cho khách hàng ở các dự án condotel bị phá vỡ, các thủ tục pháp lý nhiều vướng mắc, cho đến hàng loạt dự án bị đình trễ, trì hoãn, thu hồi do các sai phạm về đấu thầu đất đai trước đây, hoặc do chính bản thân các doanh nghiệp cũng thiếu nguồn lực để tiếp tục triển khai, nhất là khi dòng vốn ngân hàng tiếp tục bị thắt chặt rót vào kênh bất động sản theo các quy định mới.

Thực tế gần đây, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện từ tháng 1/2020, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chao đảo, đầu tiên là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với các sản phẩm condotel chết lâm sàng khi ngành du lịch gần như tê liệt. Tiếp đó là bất động sản cho thuê cũng vắng khách khiến các doanh nghiệp phải ồ ạt cắt giảm giá thuê hỗ trợ khách hàng và xu hướng này có thể tiếp tục trong thời gian tới khi nhiều công ty tạm dừng hoạt động, cho nhân viên làm việc tại nhà.

Thực tế gần đây, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện từ tháng 1/2020, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chao đảo, đầu tiên là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với các sản phẩm condotel chết lâm sàng.

Thực tế gần đây, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện từ tháng 1/2020, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chao đảo, đầu tiên là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng với các sản phẩm condotel chết lâm sàng.

Nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản nước ta đến từ Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nước này cũng đang phải đau đầu đối phó với dịch bệnh. Theo đó, ở phân khúc đất nền, những khu vực tăng sốt nóng trước đây đã bắt đầu có dấu hiệu vỡ trận. Như tại Đà Nẵng, so với thời điểm sốt nóng đầu năm 2019, giá đất nền đang được rao bán lại trên thị trường Đà Nẵng đã giảm trung bình 20 - 30% nhưng hầu như không có giao dịch. Cá biệt tại một vài dự án, giá đất đã giảm gần 50% so với đỉnh điểm.

Rõ ràng trước tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay, khiến nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch bị đình trệ khiến cả người dân và doanh nghiệp đều cạn tiền, buộc họ phải chấp nhận bán các khoản đầu tư trước đó để có dòng tiền duy trì hoạt động. Như vậy, sau chứng khoán, dường như bất động sản không thể tránh khỏi là nạn nhân kế tiếp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sau chứng khoán, tài sản nào có thể là nạn nhân kế tiếp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO