Giải pháp ứng phó rào cản thương mại cho ngành thủy sản

NGUYÊN BẢO - DUY KHUÊ| 14/01/2018 06:35

Là một trong 10 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam, nhưng thủy sản luôn là ngành chịu áp lực từ các rào cản thương mại.

Giải pháp ứng phó rào cản thương mại cho ngành thủy sản

Dù phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản - một trong 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã mang về kết quả ấn tượng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu của ngành đạt cao nhất từ trước đến nay với 8,3 tỷ USD (tăng 19% so với năm 2016), trong đó mặt hàng tôm đóng góp lớn nhất khi đạt giá trị xuất khẩu đến 3,8 tỷ USD (tăng trên 21% so với năm ngoái), tiếp theo là mặt hàng cá da trơn đạt gần 1,8 tỷ USD (tăng gần 4% so với cùng kỳ).

Link bài viết

Năm qua, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng 37%, đạt 420 triệu USD. Đồng thời Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ ba của Việt Nam, sau EU và Nhật (đạt giá trị 677 triệu USD, tăng hơn 60% so với 2016).

VASEP cũng đồng thời đưa ra dự báo, năm 2018, giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản tăng nhẹ, ở mức 8,5 tỷ USD. Dù tăng trưởng, nhưng theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, năm 2018 ngành thủy sản sẽ tiếp tục đối diện với những thách thức, như vấn đề áp thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn.

Cũng trong năm 2017, nhiều thị trường xuất khẩu lớn, điển hình là Mỹ đã tăng cường rào cản thương mại đối với thủy sản từ Việt Nam, cụ thể là tôm và cá da trơn. Theo VASEP, thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế chống bán phá giá quá cao, hiện nay chỉ còn vài ba doanh nghiệp thủy sản lớn bám trụ được thị trường Mỹ.

Năm 2017, nhiều thị trường xuất khẩu lớn, điển hình là Mỹ đã tăng cường rào cản thương mại đối với thủy sản từ Việt Nam, cụ thể là tôm và cá da trơn. Theo VASEP, thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế chống bán phá giá quá cao, hiện nay chỉ còn vài ba doanh nghiệp thủy sản lớn bám trụ được thị trường Mỹ.

Nửa đầu năm 2017, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định kéo dài thời gian áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam thêm 5 năm, mức thuế áp cho từng khoảng thời gian cụ thể sẽ được phán quyết sau các đợt rà soát hành chính của DOC.

Theo kế hoạch, DOC sẽ tiến hành đợt rà soát hành chính tiếp theo đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2018. Nguyên nhân DOC tăng thời hạn áp thuế chống bán phá giá với một số mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hoặc một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ vì cho rằng việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá có thể gây thiệt hại đến ngành công nghiệp tôm của Mỹ.

Theo ông Hòe, vấn đề về chống bán phá giá của Mỹ đối với ngành tôm bắt đầu từ năm 2003, còn cá da trơn từ 2002 đã phát sinh những điều tra về doanh nghiệp Việt Nam có bán phá giá hay không. Từ đó đến nay, cứ mỗi năm, DOC luôn cho ra những kết quả khác nhau về mức thuế để áp cho thủy sản Việt Nam, nên làm cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm, cá da trơn không thể chủ động tiên liệu được mức thuế mà phía Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam) sẽ áp cho từng năm.

Mỹ hiện chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên không áp dụng mức thuế như đối với doanh nghiệp Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Viện dẫn điều này, ông Hòe nói thêm, như năm 2016, Mỹ áp mức thuế nhưng lấy thị trường tham chiếu là Malaysia, trong khi giá nguyên liệu tại Malaysia tăng cao, chênh lệch khá lớn so với mức giá đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam, nên phía Mỹ đã tiến hành điều tra có hay không doanh nghiệp Việt bán phá giá tôm và cá da trơn.

Theo ông Hòe, vấn đề chống bán phá giá sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới, đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn bị áp lực từ các thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan, nếu DOC xem đây là những thị trường tham chiếu.

Thêm vào đó, những thị trường này ngày càng gia tăng sức ép cạnh tranh qua những chương trình phát triển trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Sự cạnh tranh này là tất yếu để thúc đẩy phát triển, nhưng cũng đang và sẽ khiến DN thủy sản gặp nhiều khó khăn trong giữ và gia tăng thị phần.

Do vậy, để ứng phó với những thách thức này, nhất là vấn đề chống bán phá giá, ông Hòe khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam xem xét 3 điểm:

Thứ nhất là phải hiểu luật chống bán phá giá, phải hiểu những tác động từ việc áp thuế chống bán phá giá, từ đó tìm ra chiến lược phù hợp trong việc xuất khẩu thủy sản vào Mỹ; thứ hai là theo đuổi các kỳ xem xét hành chính một cách đầy đủ, trên cơ sở đó dự liệu được mức thuế tương ứng và đưa ra quyết định xuất khẩu (sản phẩm, thị trường); thứ ba là luôn hợp tác với nhà nhập khẩu nước sở tại để cùng chọn mặt hàng phù hợp, ít bị kiện chống bán phá giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giải pháp ứng phó rào cản thương mại cho ngành thủy sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO