Ghìm cương tỷ giá

TRẦN LINH| 28/08/2013 08:45

Tỷ giá USD/VND "gợn sóng" giữa tháng 8/2013, nhưng đã nhanh chóng "hạ nhiệt" trước thông điệp phát đi từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Ghìm cương tỷ giá

Tỷ giá USD/VND "gợn sóng" giữa tháng 8/2013, nhưng đã nhanh chóng "hạ nhiệt" trước thông điệp phát đi từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Đọc E-paper

Trên thực tế, trước đó, cuối tháng 7 vừa qua, thị trường ngoại hối bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do có xu hướng giảm dần. Thống kê của MayBank KimEng cho thấy, tỷ giá USD/VND tại Vietcombank vào ngày 21/8 còn 21.130 đồng/USD, giảm 0,56% so với đầu tháng 7/2013.

Tương tự giá USD/VND tại thị trường tự do vào ngày 21/8 cũng còn khoảng 21.150 đồng/USD, giảm 1,58% so với đầu tháng 7. Và mặc dù tỷ giá có "gợn sóng" trong ngày 22/8, lên 21.220 đồng/USD, nhưng đã nhanh chóng giảm xuống sau đó. NHNN cho rằng, tỷ giá tăng là do ảnh hưởng tâm lý.

Các chuyên gia tài chính - tiền tệ cho rằng, tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định trong những tháng cuối năm và nếu có tăng sẽ không quá 1%. Cung ngoại tệ hiện khá dồi dào, trong khi cầu về USD khó tăng, kể cả dịp cuối năm thường được cho là nhu cầu ngoại tệ thanh toán tăng, do nhập khẩu hàng hóa phục vụ thị trường trong mùa lễ, Tết.

Tuy nhiên, tỷ giá sẽ khó có thể biến động trong mùa cao điểm năm nay, vì nguồn cung ngoại tệ hiện khá dồi dào, trong khi cầu giảm.

Trong vài năm gần đây, yếu tố chính chi phối cung-cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn là nguồn thu - chi từ xuất nhập khẩu. Nhưng theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, trong xuất nhập khẩu, hai yếu tố then chốt là sức cầu nội địa cho nhập khẩu và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ không có những thay đổi đáng kể trong những tháng cuối năm 2013. Năm 2013 là năm từng bước tái cơ cấu nền kinh tế với tốc độ chậm, nhưng chắc và bền vững.

TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, nhận xét, lạm phát kỳ vọng ở mức 6-7% và tỷ giá VND/USD ổn định ở biên độ 2-3% trong năm 2013 sẽ tạo điều kiện quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển thị trường cũng như tính toán cho các mục tiêu trong trung hạn.

Song, không neo tỷ giá mà phải điều chỉnh tỷ giá phù hợp với mức độ không biến động lớn. Trong đó, có xem xét cả tỷ giá phù hợp cho chính sách xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và những sản phẩm được nội địa hóa cao cho xuất khẩu mà hiện đang bất lợi do tỷ giá đã ổn định một thời gian dài.

Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá tăng thêm 1% được NHNN thực hiện trong ngày 28/6 vừa qua, theo đánh giá của các tổ chức tài chính nước ngoài, cũng không phản ánh trạng thái căng thẳng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam. Nên việc điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN cũng phần nào để hỗ trợ và khuyến khích các nhà xuất khẩu trong sản xuất và kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, ngoại tệ biến động nhẹ thời gian qua chủ yếu do ảnh hưởng bởi tâm lý tác động lên tỷ giá, còn cầu về ngoại tệ không tăng, trong khi cung khá dồi dào. Nhập siêu 7 tháng đầu năm chỉ khoảng 800 triệu USD, tuy cao hơn so với cùng kỳ 2012 nhưng so với các năm trước thì nhập siêu của thấp hơn rất nhiều.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu lại khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng 2013 đạt 72,7 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2012. Đồng thời, thu hút đầu tư FDI 7 tháng đầu năm đã đạt 11,911 tỷ USD, bằng 119,6% so cùng kỳ.

Vốn FDI thực hiện trong 7 tháng đầu năm đạt 6,7 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó, nguồn kiều hối cũng tăng khá. Chỉ tính riêng khu vực TP.HCM, đến hết quý II/2013, lượng kiều hối đã đạt 1,9 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), trong vòng hai năm qua, dự trữ ngoại hối đã tăng gấp đôi, từ mức 2,2 tháng nhập khẩu (thời điểm quý I/2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (vào quý I/2013).

Đồng thời, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp giúp ổn định VND. Theo các chuyên gia, lạm phát của trong năm 2013 sẽ giao động trong khoảng 6 - 6,5% nên áp lực điều chỉnh tỷ giá do tiền đồng mất giá làm không lớn.

Còn theo đánh giá Maybank KimEng, các số liệu kinh tế đến thời điểm hiện tại cho thấy tỷ giá USD/VND sẽ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ trong thời gian còn lại của năm. Lạm phát kỳ vọng khoảng 7% năm nay được cho là sẽ không đủ mạnh để gây tác động lớn đến tỷ giá USD/VND.

Thâm hụt cán cân thương mại năm nay có thể sẽ thấp hơn so với dự báo trước đây của MayBank KimEng khoảng 3 tỷ USD và do đó cũng không đáng lo ngại do tài khoản vãng lai được dự báo (WB) sẽ tiếp tục thặng dư ở mức khoảng 5,6% GDP.

Mặt khác, chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay bằng USD và tiền đồng ở mức 5-6% hiện nay, theo các chuyên gia, đủ lớn để hạn chế sự dịch chuyển của nguồn vốn từ tiền đồng sang USD.

Hơn nữa, với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào (được cho là gần 3 tháng nhập khẩu hay khoảng 30 tỷ USD), NHNN sẽ có đủ nguồn lực để giải quyết nhu cầu tỷ giá cục bộ nếu có. Vì vậy, tỷ giá USD/VND năm nay được đánh giá sẽ không tăng quá mức 2-3% như mục tiêu của NHNN.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ghìm cương tỷ giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO