Chin-Su mang cơm có thịt lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô nhân dịp 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại Trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” - hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một triệu bữa cơm có thịt” do Chin-Su phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện.
“Chảo cơm có thịt khổng lồ” tại Bản Pe
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Tiểu học Tân Tiến, thôn Bản Pe, xã Yên Lỗ, tỉnh Lạng Sơn ngày 20/11 năm nay ngập tràn tiếng cười và niềm hạnh phúc.
Bên cạnh những bó hoa rừng, những lời chúc đáng yêu, những tiết mục văn nghệ giản dị chứa đựng bao tình cảm ấm áp, hồn nhiên của con trẻ, thầy và trò Bản Pe còn cùng nhau nấu và thưởng thức “chảo cơm có thịt đặc biệt”.
Xúm xít vây quanh những chiếc chảo lớn chưa từng thấy, lũ trẻ vùng cao mắt tròn mắt dẹt, không thốt nên lời. Các em háo hức, ngạc nhiên vì cái chảo sao to chưa từng thấy, chảo to tròn, bóng loáng.
Không thể rời mắt suốt quá trình các cô chú đầu bếp chiên hàng trăm đùi gà, xào chảo rau thịt, đôi mắt trẻ thơ ánh lên niềm thích thú, luôn miệng cười và líu ríu trêu nhau: “Chảo gì to hơn cái bàn chưa từng thấy bao giờ”, “Hôm nay trường mình có nhiều thịt hơn cả chợ phiên”…
Với thầy cô, đây là ngày 20/11 đặc biệt chưa từng có. “Ngày nhà giáo năm nay quá hạnh phúc và ấn tượng, có một không hai với thầy trò chúng tôi, và cả với bà con Bản Pe sinh sống quanh đây nữa. Hoạt động nấu chảo cơm có thịt đặc biệt này, chắc chắn các con sẽ nhớ mãi, nhắc mãi thôi. Hôm nay thầy cô giáo chúng tôi thật sự xúc động khi nhìn sân trường cả thầy cả trò và cả phụ huynh quây quần cùng nhau, ai cũng hứng khởi”, một cô giáo bộc bạch
Niềm hạnh phúc rất khác của các thầy cô vùng cao
Ngoài việc chăm lo về chuyên môn, thầy cô vùng cao còn, chăm lo cho các em nhỏ từ giấc ngủ, bữa ăn. Niềm mong mỏi của thầy cô là làm sao để các em hằng ngày kiên trì bám lớp, bởi với địa hình đường núi gập ghềnh cheo leo, các con phải đi bộ rất lâu và vất vả mỗi ngày để đến trường, bất kể hôm mưa hôm nắng. Bữa cơm bán trú giúp các con bớt một chặng đi về, giảm tỷ lệ bỏ học chiều, tiếp thêm sức lực trên hành trình tìm con chữ.
Những bữa trưa bán trú đủ đầy dinh dưỡng không chỉ là niềm vui “no cái bụng” cho các em nhỏ, mà thực sự đem đến sự “an tâm, ấm lòng” cho đội ngũ hơn 20 cán bộ, giáo viên đang công tác tại Trường Tân Tiến, Bản Pe.
“Chúng tôi như được tiếp thêm lửa khi có chương trình ‘Chin-Su Một triệu bữa cơm có thịt’ đồng hành. Nhờ các bữa cơm có thịt tiếp thêm động lực mà các trò siêng năng đến trường, lớp học đầy đủ hơn, đây là niềm hạnh phúc to lớn nhất của thầy cô chúng tôi”, thầy Nguyễn Văn Quỳnh - Hiệu trưởng nhà trường xúc động cho biết.
Chin-Su kiên trì với sứ mệnh “Tiếp sức học trò - Tiếp lửa thầy cô”
Dự án “Một triệu bữa cơm có thịt” của Chin-Su được thực hiện nhằm mục tiêu hỗ trợ dinh dưỡng cho các em ở những khu vực còn nhiều khó khăn, không chỉ mang đến những bữa ăn ấm áp yêu thương đưa các em đến trường đều đặn hơn, mà còn hướng tới phát triển toàn diện về thể lực, tầm vóc, trí tuệ cho các em trên hành trình đi tìm con chữ tương lai.
Với mục tiêu đem “cơm có thịt” tới các em học sinh đang theo học tại gần 100 trường ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và miền Trung trong niên khóa 2024-2025, hành trình “Tiếp sức học trò - Tiếp lửa thầy cô” của Chin-Su vẫn đang ở phía trước.
Mong rằng với những phần ăn dinh dưỡng, chất lượng, đong đầy tình yêu thương dành cho con trẻ và niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng, các em nhỏ vùng cao sẽ có thêm động lực để vững bước trên hành trình thắp sáng ước mơ.
Và với các thầy cô, “Một triệu bữa cơm có thịt” cũng sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, san sẻ phần nào những ưu tư, trăn trở và tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết, để thầy cô vững tin trên hành trình dìu dắt những mầm non tương lai.
Đại diện Nhãn hàng Chin- Su đã trao bảng kỷ niệm tài trợ 10 tỷ đồng cho Dự án “Một triệu bữa cơm có thịt” niên khóa 2024-2025, tại điểm Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Tiểu học Tân Tiến, thôn Bản Pe, Yên Lỗ, Bình Gia, Lạng Sơn.