Cải cách thể chế, sửa luật nhưng quan trọng là thực thi

HẢI VÂN thực hiện| 14/03/2015 09:43

Việt Nam đã và đang thực hiện một số cải cách về thể chế, nhưng để thu hút các tập đoàn lớn của EU, ông Marcus Cornaro, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Phát triển Ủy ban Châu Âu, nói: "Chính phủ còn nhiều việc phải làm".

Cải cách thể chế, sửa luật nhưng quan trọng là thực thi

Việt Nam đã và đang thực hiện một số cải cách về thể chế, nhưng để thu hút các tập đoàn lớn của EU, ông Marcus Cornaro, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Phát triển Ủy ban Châu Âu, nói: "Chính phủ còn nhiều việc phải làm".

Đọc E-paper

* Trong quan hệ hợp tác, một trong những vấn đề Việt Nam quan tâm là ký hiệp định tự do thương mại (FTA) với EU trong năm nay. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

- FTA sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp (DN) và tăng cường thương mại, đầu tư cho Việt Nam. Một trong những vấn đề hai bên còn thảo luận là hàng dệt may và giá trị gia tăng khi Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các cơ hội này là dành cho DN của Việt Nam thay vì các DN Trung Quốc sử dụng thị trường Việt Nam làm bàn đạp để tăng cường xuất khẩu vào châu Âu.

Chúng tôi đã có thảo luận tương tự về hành động chống bán phá giá mặt hàng giày cách đây khoảng 10 năm. EU muốn Việt Nam cải thiện được điều kiện xuất khẩu giày sang châu Âu thay vì bị mất bởi láng giềng.

* Việc ký FTA Việt Nam-EU được cho là sẽ kéo theo làn sóng đầu tư mới từ châu Âu vào Việt Nam, ông nói gì về điều này?

- Chúng tôi hy vọng một làn sóng đầu tư mới đến cùng cơ hội sản xuất hàng hóa tại thị trường Việt Nam. Việt Nam là đất nước nếu được bổ sung công nghệ sẽ phát triển tốt, tăng giá trị cho sản phẩm, điều này rất phù hợp với những việc chúng tôi muốn làm.

Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện (PCA) và FTA sẽ giúp tăng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để được hưởng lợi từ đầu tư của châu Âu, Việt Nam phải cải thiện được sự mất cân bằng giữa các DN tư nhân và DN nhà nước. Hiện, DN nhà nước có vị trí và vai trò quá lớn trong môi trường kinh doanh.

* Việc EU và Việt Nam có thể ký FTA và phê chuẩn PCA có làm thay đổi điều kiện tài trợ, hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam trong tương lai gần, thưa ông?

- Tôi hy vọng những việc này sẽ được thực thi. Chúng ta có thể ký được FTA trong nửa đầu năm nay, vì đồng nghiệp của tôi sẽ trở lại Việt Nam vào tháng 3, hy vọng đó là vòng đàm phán cuối.

Hỗ trợ của chúng tôi về quản trị cũng như các lĩnh vực liên quan vẫn triển khai trên quan hệ đối tác phát triển, mà dự án Mutrap là một ví dụ. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ chuẩn bị để đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra và tận dụng được cơ hội phát triển.

>Kết quả đàm phán EVFTA: Đi đúng lộ trình

* Việt Nam đã và đang thực hiện một số cải cách về thể chế, sửa đổi một số luật về đầu tư, doanh nghiệp đồng thời cải cách các thủ tục hành chính, hải quan... Theo ông những động thái này đã đủ để cải thiện môi trường kinh doanh?

- Cải cách thể chế, sửa đổi các bộ luật nhưng vấn đề thực thi mới quan trọng, bởi nó liên kết với môi trường kinh doanh. Chẳng hạn, Việt Nam có Luật Đấu thầu, Luật Mua sắm công tốt nhưng thực thi không tốt hoặc có ngoại trừ lớn đối với DN nhà nước thì kết quả chỉ đạt được nửa chừng.

Tôi hiểu những cải cách này nhằm giải quyết những tồn tại đồng thời giúp kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn. Có vẻ như nhiều nhà lãnh đạo đã thấy rằng Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn để không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Việt Nam đang có cơ hội phát triển kinh tế tốt hơn nhưng phải giải quyết được vấn đề tăng trưởng không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

* Vậy theo ông, DN của EU đang kinh doanh như thế nào tại Việt Nam?

- Tôi cho rằng, những DN đã thiết lập tại Việt Nam với những niên hạn nhất định đang phát triển tốt nhưng rất khó khăn cho các công ty mới đến. Chính phủ Việt Nam đang quan tâm đến FTA và giải quyết các vấn đề khác nên khó thu hút các DN châu Âu mới đến sản xuất cũng như có những hoạt động phục vụ cho thị trường nội địa.

Việt Nam chưa phải là môi trường mà các nhà đầu tư lớn của châu Âu được chào đón để tạo ra cạnh tranh nội khối. Nó liên quan đến cạnh tranh chưa bình đẳng và một số vấn đề quản trị chưa tốt.

* Cảm ơn ông! 

>Bộ tài chính: cải cách để tạo thuận lợi tối đa cho DN
>Thông điệp về cải cách DNNN của cựu Thủ tướng Anh
>TP.HCM: Tập trung đào tạo nhân lực phục vụ cải cách hành chính
>Cải cách môi trường kinh doanh: Không thể chậm trễ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cải cách thể chế, sửa luật nhưng quan trọng là thực thi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO