Quốc tế

ASEAN từng bước hình thành quy tắc kiểm soát AI

Văn Phúc 17/06/2024 18:54

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ở Đông Nam Á, cũng như nhiều nơi khác trên toàn cầu.

Với khả năng gợi ý-khai mở suy nghĩ con người, tăng tốc độ xử lý hay rút gọn quy trình sản xuất, AI có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi với các doanh nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, mức độ tin cậy từ 1 số giải pháp do AI đưa ra, cũng như làm sao để giải pháp không được sử dụng vào mục đích tiêu cực, là bài toán không đơn giản. Các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang tập trung hơn vào khía cạnh này.

www.asiapathways-adbi.org-wp-content-uploads-2022-02-_asia-pathways-artificial-intelligence-in-southeast-asia-scaled.jpg
ASEAN đang từng bước kiểm soát AI - Ảnh: Asia Pathways

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang có những bước đi, để ra mắt tài liệu hướng dẫn về quản trị AI, nhất là khía cạnh đạo đức. Đây được coi là bước đi kịp thời và quan trọng.

Khi mỗi quốc gia ASEAN phát triển AI theo cách riêng mình, tài liệu hướng dẫn có thể đặt ra nền tảng chung cho sự hiểu biết và trách nhiệm đạo đức của mỗi bên. Các ứng dụng AI cũng có thể được quản trị dựa trên hiểu biết chung này.

Một số ý kiến cho rằng, để giúp các doanh nghiệp tận dụng AI theo cách đáng tin cậy, có trách nhiệm và hạn chế rủi ro, cần 1 phương pháp toàn diện hơn và mang tính thực tế hơn. Ví dụ các nước nghèo nên được hỗ trợ về đào tạo cách sử dụng AI trong sản xuất hàng hóa, cũng như tăng tương tác quốc tế.

Hướng dẫn mà ASEAN đang có kế hoạch phát hành cũng phải thừa nhận rằng, không phải tất cả ứng dụng AI đều rủi ro, cũng như mức độ rủi ro là khác nhau. Hướng dẫn nên tập trung khai thác tối đa sức mạnh AI mang lại. Điều này hữu ích rất nhiều cho các quốc gia với nền sản xuất còn lạc hậu.

Làm được điều đó, ASEAN nên thành lập 1 nhóm làm việc về AI, để hỗ trợ nền quản trị trong khu vực. Dù đang trong kế hoạch, nhưng cũng nên tính đến cả trách nhiệm của nhóm là thúc đẩy việc triển khai ứng dụng xuyên biên giới, kết nối mọi quốc gia với nhau. Trường hợp này sẽ giải được bài toán, là cân bằng cơ hội kinh doanh và phát triển kinh tế thông qua AI.

Thái Lan, Indonesia và 1 số thành viên ASEAN khác, đã bày tỏ ý định hoàn thiện khuôn khổ về AI, sau đó thông qua thành luật với tính ràng buộc cao.

Các nước phương Tây đang đi trước về quản lý AI hiệu quả, nhất là mặt đạo đức.

Tháng 5/2024, EU đã thông qua đạo luật về trí tuệ nhân tạo. Đây là đạo luật toàn diện đầu tiên trên thế giới, có thể đóng vai trò nền tảng trong xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về AI.

Những chính phủ khác đang theo dõi diễn biến của EU. ASEAN cũng đang muốn bắt kịp.

Năm ngoái, Singapore ra mắt ứng dụng “AI Verify Foundation”, để tập hợp các nhà phát triển phần mềm, bao gồm cả Workday, nhằm xây dựng công cụ thử nghiệm AI, tiến tới bảo đảm công nghệ này luôn được sử dụng có trách nhiệm. Singapore đã công bố khung quản trị AI, đễ hỗ trợ việc phát triển các ứng dụng.

Theo nhiều chuyên gia, khi tiêu chuẩn quốc tế về AI tiếp tục được phát triển, điều quan trọng với ASEAN là hợp tác chặt chẽ cùng đối tác, như Hoa Kỳ, EU hay Trung Quốc, nhằm thúc đẩy việc quản trị trên quy mô quốc tế, tiến tới cùng nhau giải quyết các thách thức.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
ASEAN từng bước hình thành quy tắc kiểm soát AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO